2.1 Đánh giá thực trạng và tiềm năng về dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng Phòng
2.1 Đánh giá thực trạng và tiềm năng về dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng Phòng ngõ ra biển kết nối với thế giới của cả miền Bắc. Do vậy hệ thống cảng biển của thành phố được chú trọng đầu tư mở rộng từ rất sớm. Vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Hải Phòng đã được người Pháp xây dựng như một trung tâm thương mại, tài chính và đặc biệt nhất là cảng biển có tiếng tăm của Thái Bình Dương. Đầu thế kỷ XX, cảng Hải Phòng đã có mối quan hệ gắn bó với nhiều cảng lớn ở Đông Nam Á, châu Á, châu Đại Dương, Bắc Mỹ, ven Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Đại Tây Dương, biển Bắc Âu...
Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, cùng với Cảng Sài Gòn là 1 trong 2 hệ thống cảng biển lớn nhất Việt Nam, hiện đang được Chính phủ nâng cấp. Nằm trên tuyến đường giao thông trên biển, kết nối Singapore với Hồng Kông và các cảng của Đông Á và Đông Bắc Á.
Cảng Hải Phòng bao gồm hơn 40 bến cảng khác với các chức năng khác nhau, như vận tải hàng dời, vật tư, sắt thép, container, chất hóa lỏng (xăng, dầu, khí đốt), bến cảng cho đóng tàu, bến cho tàu vận tải đường sông nhỏ...
Cảng Hải Phòng là một thương cảng lớn, từng bước được xây dựng thành một cảng biển có công nghệ xếp dỡ hiện đại, tiên tiến, luôn đóng vai trò là cửa chính ra biển, "Cửa khẩu" giao lưu quan trọng nhất của các tỉnh phía Bắc và sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước. Hàng hoá xuất nhập khẩu của 17 tỉnh phía Bắc và hàng quá cảnh của Bắc Lào và Nam Trung Quốc... thông qua cảng Hải Phòng đã đến với thị trường các nước và ngược lại. Ngoài công ty TNHH một thành viên Cảng Hải Phòng (đổi tên thành công ty cổ phần Cảng Hải Phòng tháng 6/2014) có tổng chiều dài cầu tàu khoảng 3500m, là một cảng tổng