Các cơ quan QLNN đối với dịchvụ logistics cảng biển

Một phần của tài liệu 1_ Luan an Final_1 (Trang 93 - 97)

QLNN đối với dịch vụ logistics cảng biển được thể hiện bằng sơ đồ 2.1 với các mối quan hệ trong tổ chức gồm:

(1) Quốc hội ban hành Luật Hàng Hải, Luật Doanh Nghiệp, Luật Thương Mại và các luật có liên quan, quy định các hình thức kinh doanh dịch vụ logistics, xây dựng, đầu tư và được phép mở rộng hoạt động của các cảng biển.

(2),(3),(4),(5) Chính phủ ban hành các nghị định, quyết định hướng dẫn thi hành Luật; phê duyệt các đề án phát triển cảng biển, phát triển các loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics nhằm định hướng hoạt động, bao gồm định hướng phát triển các loại hình doanh nghiệp dịch vụ logistics cảng biển đa dạng, các khu vực phát triển cảng biển. Đồng thời, Chính phủ ban hành nghị quyết chỉ

đạo các bộ ngành, UBND tỉnh, thành phố phối hợp với nhau thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cảng biển phát triển với cơ cấu phù hợp.

Quốc hội (1) Chính phủ (3) UBND Tỉnh, Thành phố (9) Các Sở, Ngành địa phương (14) (2) (6) Bộ (7) Thương Mại (10) (15) (16) (4)

Bộ Giao thông(8) Vận tải

(11) Cục Hàng Hải Việt Nam (12) Cảng vụ Hàng Hải (13) (5) Các Bộ, Ngành Trung Ương Các doanh nghiệp dịch vụ logistics (17) Các doanh nghiệp cảng biển

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ QLNN đối với dịch vụ logistics cảng

Nguồn: Tác giả tập hợp qua nghiên cứu

(6),(7),(8) Các bộ ngành trung ương và UBND tỉnh, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với nhau triển khai chi tiết các quy định của Chính phủ. Triển khai việc thực hiện chính sách phát triển các loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cảng biển, các cảng biển trên địa bàn tỉnh, thành phố. Tổ chức công tác nghiên cứu, phân tích kinh tế theo ngành, lĩnh vực liên quan đến phát triển dịch vụ logistics cảng biển để làm tham mưu cho

Chính phủ trong việc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội.

(9) UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở, ngành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội. Xây dựng để án phát triển các ngành, bao gồm phát triển hoạt động các loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cảng biển, nhằm định hướng phát triển và tạo nhu cầu cho dịch vụ logistics cảng biển. Chỉ đạo các sở, ngành phối hợp cùng Cục Hàng Hải Việt Nam, Cảng vụ Hàng Hải triển khai thực hiện các chính sách trong hoạt động dịch vụ logistics cảng biển, các chương trình phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn, bao gồm quản lý các doanh nghiệp, phân luồng giao thông, kiểm tra , kiểm soát các hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn theo nội dung chương trình đã đề ra.

(10) Trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Thương Mại ban hành các quyết định, thông tư hướng dẫn, ban hành quy định đối với phát triển các loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cảng biển, Cùng UBNN tỉnh, thành phố chỉ đạo hoạt động của các loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cảng biển, kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cảng biển. Bên cạnh, tạo điều kiện, hỗ trợ cung cấp thông tin, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cảng biển thông qua các Sở Công Thương tỉnh, thành phố.

(11) Cục Hàng Hải Việt Nam chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung, thống nhất của Bộ Giao thông Vận tải theo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng Hải Việt Nam (Quyết định số 26/2009/QĐ-TTg ngày 20/02/2009 của Thủ Tướng Chính Phủ). Theo đó, Cục Hàng hải Việt Nam là cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải QLNN chuyên ngành hàng hải và thực thi nhiệm vụ QLNN về hàng hải trong phạm vi cả nước.

(12) Cảng vụ Hàng Hải khu vực chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung, thống nhất của Cục Hàng Hải Việt Nam theo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

và cơ cấu tổ chức của Cảng vụ Hàng Hải khu vực (Quyết định số 57/2005/QĐ- BGTVT ngày 28/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải). Theo đó, Cảng vụ Hàng hải khu vực là cơ quan trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam, là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.

(13) Cảng vụ Hàng hải khu vực có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về hàng hải của các cảng biển và các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Thực hiện theo ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc cho thuê quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà. Quản lý tài sản, tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định. Được quyền trực tiếp quan hệ với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. (14) Các Sở, Ngành địa phương có nhiệm vụ tham mưu với UBND tỉnh, thành phố cấp phép đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ logistics cảng biển, Hướng dẫn, quản lý, triển khai thực hiện các chính sách trong hoạt động dịch vụ logistics cảng biển, các chương trình phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn, phân luồng giao thông, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn theo nội dung chương trình đã đề ra.

(15), (16) Các sở ngành địa phương phối hợp cùng Cục Hàng Hải Việt Nam, Cảng vụ Hàng Hải khu vực triển khai các chính sách đối với hoạt động dịch vụ logistics cảng biển, các chương trình phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn, phối hợp xây dựng đề án về lĩnh vực phát triển dịch vụ logistics cảng biển.

(17) Các doanh nghiệp cảng biển và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics cảng biển phối hợp với nhau trong việc khai thác và phát triển dịch vụ logistics cảng biển dưới sự chỉ đạo của các cơ quan QLNN đảm bảo theo đúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội.

Qua sơ đồ trên, có thể rút ra các khía cạnh liên quan đến QLNN đối với dịch vụ logistics cảng biển như sau:

Đối tượng QLNN đối với dịch vụ logistics cảng biển: Các doanh nghiệp cảng biển trong khu vực và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics cảng biển.

Các phương pháp QLNN đối với dịch vụ logistics cảng biển: Phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính, phương pháp giáo dục và kết hợp các phương pháp này trong quá trình QLNN.

Công cụ của QLNN đối với đa dạng hóa HĐTD: Công cụ pháp luật, bao gồm Luật Hàng Hải, Luật Doanh Nghiệp, Luật Thương Mại, các quy định của Nhà nước về các hình thức hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics cảng biển. Công cụ kế hoạch gồm: Đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược phát triển dịch vụ logistics cảng biển. Chính sách được thực hiện bao gồm: Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội, chính sách quản lý, phát triển đối với dịch vụ logistics cảng biển. Công cụ tài sản quốc gia gồm cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, vốn, tài sản của Nhà nước,…được sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ logistics cảng biển.

Một phần của tài liệu 1_ Luan an Final_1 (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w