định đầu tư, kinh doanh, hợp tác của các công ty, tập đoàn trên thế giới....
Với hệ thống chính sách, pháp luật và sự quan tâm của các cấp QLNN chắc chắn việc hình thành trung tâm dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng có thể thực hiện được trong tương lai gần và cũng cần có sự đổi mới về QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế.
3.2.2 Một số kiến nghị về đổi mới QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng. Phòng.
Để đổi mới QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng, nhằm tạo điều kiện cho hệ thống dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng phát triển, đáp ứng các mục tiêu của luận án đã đề ra, tôi xin có một số kiến nghị nhằm góp phần thay đổi bước đầu về QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng như sau:
(i) Kiến nghị với Chính phủ
Trước hết cần đẩy mạnh việc hoàn chỉnh các chính sách QLNN để tác động đến hiệu quả hoạt động dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng. Quy hoạch phát triển cảng Hải Phòng một cách hợp lý theo hướng tiến dần ra biển, không phát triển thêm các cảng dọc bờ sông Cấm vì ở khu vực này luồng cạn, hẹp lại nằm sâu trong nội thành gây ách tắc giao thông. Quy hoạch các cảng cần đảm bảo đủ lớn về cả chiều dài cầu tàu và diện tích sử dụng để cảng đủ điều kiện đầu tư phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh. Tính đồng bộ giữa qui hoạch của cảng và hệ thống giao thông, cung cấp điện, nước, hệ thống dịch vụ hậu cần, dịch vụ kho bãi, dịch vụ logistics cần được quan tâm, đặc biệt cần có chính sách thu hút các doanh nghiệp mạnh có năng lực hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics để đầu tư phát triển loại hình dịch vụ này khi các cảng lớn ra đời (Lạch Huyện, Nam Đồ Sơn) tránh hiện tượng manh mún như hiện nay (cần dành quỹ đất đủ lớn).
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Trước mắt cần khẩn trương sửa chữa nâng cấp đoạn đường từ ngã 3 Đình Vũ đến đập Đình
Vũ đảm bảo cho các phương tiện giao thông vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu các cảng khu vực bán đảo Đình Vũ, về lâu dài cần xây dựng cầu vượt tại ngã 3 Đình Vũ để giao thông nối với cảng được thông suốt. Cải tạo nâng cấp hệ thống đường sắt Hà Nội - Hải Phòng để tận dụng tối đa năng lực ngành vận tải kinh tế này đáp ứng sự tăng trưởng của hàng hoá xuất nhập khẩu trong những năm tới.
Tập trung đầu tư các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống phương tiện đường thủy nội địa nhằm tăng cường hoạt động của ngành dịch vụ vận tải có rất nhiều ưu thế đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng này tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng.
Tập trung nỗ lực để thực hiện nhanh các dự án đầu tư phát triển, đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng hội nhập của cảng Hải Phòng. Trong đó chủ yếu là dự án xây dựng cảng của ngõ Quốc tế Lạch Huyện và các dự án đầu tư đổi mới thiết bị xếp dỡ hiện đại.
Để các chính sách đi vào cuộc sống, cần tăng cường chỉ đạo thực hiện và hoạt động thanh, kiểm tra. Những năm qua, hoạt động thanh tra của các cơ quan QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng còn bộc lộ nhiều bất cập như lực lượng của hệ thống thanh tra từ trung ương đến địa phương rất mỏng. Tại Hải Phòng, thanh tra viên thường chỉ có từ 10 đến 15 người thực hiện kết hợp với cảnh sát giao thông, thanh tra đối với nhiều lĩnh vực trong chuỗi hoạt động dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng. Chế tài xử phạt còn chưa đủ mức răn đe. Hoạt động thanh tra chủ yếu là theo hình thức thanh tra định kỳ, có báo trước, trong khi các hành vi vi phạm pháp luật về vận tải, xếp dỡ, thủ tục hải quan…ngày càng tinh vi, phức tạp. Do đó, cần quy định chặt chẽ hơn từ công tác thanh, kiểm tra đến từng hoạt động dịch vụ và đặc biệt là chế tài xử lý. Quan tâm tăng cường lực lượng thanh tra về số lượng, chất lượng có đủ khả năng thực thi trách nhiệm. Ngoài hình thức xử lý vi phạm hành chính thì nên quy định thêm trường hợp "tùy theo tính chất mức độ vi phạm có thể bị truy cứu hình sự". Đồng thời, cần quy định rõ hơn về cách quản lý, sử dụng từ nguồn tiền tịch thu từ vi phạm Luật, để việc quản lý kinh phí này chặt chẽ và tuân thủ pháp lý. Cần kết phối hợp giữa thanh tra của thành phố với thanh tra của
các bộ, ngành. Có như vậy công tác thanh tra mới phản ánh kịp thời tới các cấp QLNN các bất cập cần tháo gỡ góp phần tích cực cho công cuộc đổi mới về QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng đạt hiệu quả tốt nhất.
(ii) Kiến nghị với UBND thành phố Hải Phòng
Đề nghị thành phố kiến nghị với chính phủ và các Bộ quan tâm thu xếp đủ vốn để nạo vét duy tu thường xuyên luồng tàu vào cảng đạt độ sâu thiết kế để hạn chế tầu phải chuyển tải, nhất là đối với CVHHHP cần có chiến lược và kế hoạch dài hạn cho việc nạo vét, khơi thông luồng vào cảng để chủ động về kinh phí cho hoạt động này được thường xuyên tránh tình trạng thụ động như trong thời gian qua.
Đề nghị thành phố tiếp tục kiến nghị với Bộ Giao thông vận tải cho phép các cảng Hải Phòng tiếp tục được chuyển tải vơi mớn các tàu lớn ở vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cho đến khi cảng Cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện được đưa vào khai thác.
Liên kết mạng trong việc quản lý dịch vụ logistics cảng biển. Dịch vụ logistics cảng biển là lĩnh vực có tính liên kết cao do đó không một địa phương hay quốc gia nào có thể quản lý dịch vụ logistics một cách độc lập. Liên kết chặt chẽ với các địa phương khác cả trong và ngoài nước để quản lý dịch vụ logistics hiệu quả, như liên kết với cảng biển trong nước, các cảng biển quốc tế; liên kết với các địa phương trong các hành lang vận tải...mà UBND thành phố Hải Phòng là cơ quan tham mưu cho chính phủ và tổ chức thực hiện.
Tích cực triển khai thực hiện đề án đổi mới tổ chức sản xuất, kiện toàn bộ máy QLNN đối với cảng Hải Phòng theo mô hình trung tâm dịch vụ logistics cảng biển nhằm nâng cao sức cạnh tranh của cảng và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Tích cực tham gia các chương trình phát triển của Tổng Công ty hàng hải Việt Nam trong đó có Dự án cảng Cửa gõ quốc tế Hải phòng tại Lạch Huyện. Kết phối hợp chặt chẽ với các cơ quan QLNN tại cảng, Hiệp hội cảng biển Việt Nam để không ngừng đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo an ninh bến
cảng để xây dựng và phát triển cảng Hải Phòng ngày càng văn minh hiện đại, đổi mới về căn bản QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng, góp phần thực hiện thành công đề án phát triển kinh tế biển TP Hải Phòng đến năm 2015 định hướng đến năm 2020.
Đối với cảng Hải Phòng, thành phố nên thành lập một bộ phận QLNN về logistics, có thể là thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư để hạn chế việc thành lập quá nhiều doanh nghiệp nhỏ trong một thời gian ngắn theo kiểu “trăm hoa đua nở” như thời gian gần đây và để các yếu tố khác gây mất hiệu quả có thể xẩy ra.
(iii) Kiến nghị với Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng
Cảng vụ hàng hải Hải Phòng với nhiệm vụ là cơ quan thực hiện chức năng QLNN về hàng hải tại cảng biển và vùng nước cảng biển Hải Phòng, là cơ quan thực hiện chức năng QLNN về hàng hải tại cảng biển Hải Phòng và khu vực quản lý do Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quyết định.
Nhiệm vụ chính về QLNN của CVHHHP đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng bao gồm:
Xây dựng trình Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam phê duyệt kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt; Tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về hàng hải; Thực hiện theo uỷ quyền của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc cho thuê quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước; Được quyền trực tiếp quan hệ với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
CVHHHP là cơ quan QLNN về hàng hải tại khu vực nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong khu vực quản lý, tạo môi trường hàng hải thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp. Đòi hỏi CVHHHP phải thực hiện tốt các công tác nhằm nâng cao vai trò QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng
Cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật hàng hải thường xuyên, nhằm giảm thiểu các vi phạm và tai nạn hàng hải. Hàng năm, CVHHHP
tổ chức các hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật hàng hải nhằm nâng cao nhận thức cho các đối tượng quản lý và người điều khiển phương tiện trong việc tự giác chấp hành pháp luật hàng hải, góp phần quan trọng liên kết chặt chẽ giữa cảng Hải Phòng với các doanh nghiệp đóng góp tích cực cho hoạt động dịch vụ logistics cảng ngày càng hiệu quả.
Xây dựng chiến lược và kế hoạch cho việc nạo vét, khơi thông luồng lạch và các quy định phân làn, phân tuyến đảm bảo quản lý hiệu quả nhất đối với hệ thống giao thông đường biển và đường thủy nội địa nhằm chủ động trong công tác đảm bảo độ sâu thiết kế của luồng tàu, tăng cường sự gắn kết linh hoạt với sự kết hợp giữa vận tải đường biển và vận tải đường thủy nội địa nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dần khối lượng vận chuyển đường bộ sang vận chuyển đường thủy nội địa phát huy hết năng lực vận tải của phương tiện vận chuyển có hiệu quả kinh tế cao hơn này trong chuỗi dịch vụ logistics cảng biển ở Hải Phòng.
KẾT LUẬN
Trong quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước, QLNN luôn đóng vai trò quyết định đến sự thành bại về kinh tế của một quốc gia. Với tầm quan trọng của QLNN đối với dịch vụ logistics trong nền kinh tế nói chung. QLNN đối với dịch vụ dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng là một nhiệm vụ quyết định có ý nghĩa đối với chuỗi các hoạt động từ đầu vào đến đầu ra của dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng, nó đóng vai trò không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của cảng Hải Phòng nằm trong tổng thể nền kinh tế của đất nước.
Luận án đã hệ thống hóa các vần đề về logistics cảng biển và dịch vụ logistics cảng biển. Đưa ra mô hình logistics cảng biển để làm cơ sở nghiên cứu đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng; Đưa ra một số vấn đề lý luận chung về QLNN đối với dịch vụ logistics nói chung và đối với dịch vụ logistics cảng biển nói riêng. Bổ sung, hoàn thiện thêm cơ sở lý luận, đưa ra khái niệm về dịch vụ logistics cảng biển, luận cứ khoa học về QLNN đối với dịch vụ logistics cảng biển như nội dung, vai trò, công cụ, phương pháp, các nhân tố tác động, các tiêu chí đánh giá; hệ thống hóa, làm rõ hơn các kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam, tổng hợp thành cơ sở khoa học nhằm vận dụng sáng tạo, phù hợp vào quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng.
Luận án đã phân tích thực trạng và tiềm năng của hoạt động logistics ở cảng Hải Phòng; Đánh giá thực trạng công tác QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng; chỉ ra những tồn tại trong hoạt động; nguyên nhân của những bất cập, đặc biệt là những vướng mắc cơ bản cần tháo gỡ trong cơ chế quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng hiện nay như: Chưa có cơ quan quản lý thống nhất đối với dịch vụ logistics cảng biển; Chưa có kế hoạch định kỳ trong việc nạo vét, duy tu luồn hàng hải; Chưa có quy định về phân luồn giao thông giải quyết sự chồng lấn giữa đường thủy nội địa và luồng ra vào cảng; Chưa phát triển đồng bộ các loại hình vận tải ...
của Nhà nước và các quyết định của các cấp QLNN là nền tảng cho xác định mục tiêu, quan điểm và định hướng QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng. Luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm đổi mới QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng gồm: Thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về QLNN. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong QLNN theo hướng phát triển E-logistics. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho QLNN. Liên kết và phát huy vai trò của các hiệp hội có liên quan tới dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng. Tăng cường liên kết mạng và phát triển cảng Hải Phòng thành trung tâm dịch vụ logistics hàng đầu khu vực cảng biển phía Bắc và cả nước. Đồng thời, đề xuất một số kiến nghị về đổi mới QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng với Chính phủ, với thành phố Hải Phòng và với cảng vụ Hàng hải Hải Phòng.
Trong khuôn khổ của luận án này tác giả chỉ đưa ra được những vấn đề cơ bản nhất. Với thời gian hạn chế, luận án không tránh khỏi những sai sót. Tác giả cũng rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học để đề tài có thể được hoàn thiện tốt nhất nhằm đưa việc nghiên cứu của tác giả đi vào thực tiễn góp phần phát triển kinh tế của thành phố Hải Phòng trong sự phát triển chung của nền kinh tế của cả nước.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Quốc Tuấn (2009), “Cảng Hải Phòng với yêu cầu hội nhập quốc tế”, Tạp chí Thương mai, (22), tr. 13-14.
2. Nguyễn Quốc Tuấn (2014), “Phát triển logistics ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập”, Tạp chí Quản lý kinh tế, (59), tr. 88-92.
3. Nguyễn Quốc Tuấn (2014), “Logistics Hải Phòng cần có sự thay đổi để phát triển”, Tạp chí Quản lý kinh tế, (60), tr. 59-63.
4. Nguyễn Quốc Tuấn (2014), “Phát triển đồng bộ các .loại hình giao thông ở cảng biển Hải Phòng.”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (14), tr. 53-55. 5. Nguyễn Quốc Tuấn (2014), “Kinh nghiệm của Singapore về quản lý sự
phát triển dịch vụ logistics tại cảng biển và bài học cho thành phố Hải Phòng”, Tạp chí nghiên cứu Thương mại, (9), tr. 16-19.
6. Nguyễn Quốc Tuấn (2014), “Quản lý và phát triển dịch vụ logistics: Nhìn từ Singapore và Nhật Bản.”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (18), tr. 59-62.
nghiệm quốc tế về dịch vụ hậu cần (logistics) và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ
2. Phạm Thị Thanh Bình “Kinh nghiệm Nhật Bản trong phát triển dịch vụ hậu cần (logistics)”. Tải xuống ngày 25/07/2012 từ
http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id=356661&c o_id=30066
3. Lê Bách Chấn (2009), “Bản chất kinh tế của logistics”,Tạp chí Vietnam Logistics Review. Tải xuống ngày 14/05/2012 từ
http://www.vlr.vn/vn/news/vlr-reader/thu-tbt/1297/vietnam-logistics-review- 5-nam-nhung-hinh-anh-ghi-dau-.vlr
4. Chính phủ (2007), Nghị định số 140/2007/NĐ-CP về mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
5. Công ty Supply Chain Management Việt Nam (2008), “Báo cáo khảo sát nhu cầu thuê ngoài dịch vụ logistics ở Việt Nam”. Tải xuống ngày 14/05/2012 từ