5. Kết cấu của luận văn
2.2.5. Công tác đánh giá rủi ro
Hàng năm, Phòng An toàn đều lập kế hoạch và tổng hợp kết quả đánh giá rủi ro về ATVSLĐ của các Phòng/xưởng nhà máy nói chung và phân xưởng hàn dập nói riêng triển khai tại hiện trường các nội dung sau đây: Nhận biết các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; Áp dụng các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc; Phát hiện và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm về nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Cụ thể, Phòng An toàn đã có bảng đánh giá các mối nguy ở các vị trí làm việc: khu vực vận hành thiết bị nâng vận chuyển, khu vực hàn cắt, khu vực lắp ráp, khu vực xe thành phẩm. Dựa vào điều kiện thực tế, phụ trách an toàn phân xưởng hàn dập đã lập bảng đánh giá mức độ rủi ro và xác định yêu cầu quản lý cho từng khu vực. Bảng đánh giá rủi ro được ghi lại một cách rõ ràng cho từng công việc, thời gian cũng như địa điểm thực hiện. Bảng đánh giá rủi ro ghi rõ những nguy hiểm hiện hữu hoặc tiềm ẩn có thể tác động tới quá trình tiến hành công việc. Từ đó đề xuất các biện pháp kiểm soát các mối nguy và đều được phản ánh vào bản tiêu chuẩn công việc cho từng công đoạn nhằm đảm bảo an toàn cho NLĐ, không để xảy ra sự cố TNLĐ.
Nhưng tại một số vị trí làm việc, công tác kiểm soát mối nguy và rủi ro chưa được thực hiện triệt để như: một số máy cắt cầm tay chưa được lắp cover bảo vệ chống văng bắn, chưa đánh giá rủi ro các yếu tố có hại cho nhân viên vận hành các máy thiết bị cơ khí, băng tải chưa được che chắn phần chuyển động quay, các cạnh sắc nhọn của máy chưa được loại bỏ, cảnh báo an toàn chưa được dịch ra Tiếng Việt.