Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của giới trẻ ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu THI HẾT HỌC PHẦN MÔN “QUẢN TRỊ KHỞI NGHIỆP” – CAO HỌC UEH (Trang 41 - 43)

doanh chịu tác động bởi 3 yếu tố chính, bao gồm: (1) Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp; (2) Chuẩn chủ quan; (3) Nhận thức tính khả thi. Trong đó thái độ đối với hành vi khởi nghiệp, theo Luthje và Franke (2003) được giải thích bởi: nhu cầu thành đạt; xu hướng chấp nhận rủi ro và quỹ tích kiểm soát nội bộ (gọi chung là đặc điểm tính cách).

Ngoài các yếu tố trên, theo Luthje và Franke (2004), ý định khởi nghiệp còn chịu ảnh hưởng của các tác nhân từ bên ngoài đó là giáo dục khởi nghiệp. Nghiên cứu của Arenus và Minniti (2005) cho thấy các cá nhân được đào tạo bài bản sẽ có nhiều khả năng để theo đuổi các cơ hội kinh doanh. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Amou & Alex (2014), Perera (2011), Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) cho thấy yếu tố nguồn vốn cũng là một trong những nhân tố quan trọng trong việc hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh, cho phép các bạn sinh viên triển khai hoạt động kinh doanh vào trong thực tiễn. Hầu hết các bạn sinh viên đều sử dụng tài trợ của cha mẹ và anh em, bạn bè hoặc vay ngân hàng trong giai đoạn đầu khởi nghiệp. Trên cơ ở đó, tác giả đề xuất 5 yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, bao gồm: Đặc điểm tính cách; Chuẩn chủ quan; Nhận thức tính khả thi; Nguồn vốn; và Giáo dục khởi nghiệp.

Hình 1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ý định khởi nghiệp của sinh viên tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Đặc điểm tính cách: Theo Luthje và Franke (2003), đặc điểm tính cách ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp trên 3 khía cạnh: Nhu cầu thành đạt phản ánh mong muốn thành đạt của cá nhân; Quỹ tích kiểm soát nội bộ phản ánh mức độ tự tin và quyền lực của cá nhân trong vệc kiểm soát các hành vi kinh doanh và kết quả của hành vi đó và Chấp nhận rủi ro phản ánh sự sẵn sàng đối mặt, chấp nhận rủi ro trong quá trình thực hiện hành vi kinh doanh. Nghiên cứu Luthje và Franke (2003); Ambad và Damit (2016) đều chỉ ra đặc điểm tính cách có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

H1: Đặc điểm tính cách ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên

Chuẩn chủ quan: Là nhận thức về những áp lực từ phía xã hội thể hiện sự ủng hộ, hay phản đối người có ý định thực hiện hành vi. Nó bao gồm các ảnh hưởng bên trong là ý kiến từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các ảnh hưởng bên ngoài là các trào lưu xã hội. Nghiên cứu của Karali (2013); Ambad và Damit (2016) chỉ ra chuẩn chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

H2: Chuẩn chủ quan ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

Nhận thức tính khả thi: Là mức độ cá nhân nhận thức về độ dễ dàng hay khó khăn; có bị kiểm soát, hạn chế hay không khi thực hiện hành vi, là mức độ tự tin của một cá nhân về khả năng thực hiện các hành vi (Ajzen, 2006). Trong nghiên cứu này là cảm nhận của cá nhân về khả năng khởi nghiệp. Luthje và Franke (2004); Haris và cộng sự (2016) đã chỉ ra yếu tố Nhận thức tính khả thi có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

H3: Nhận thức tính khả thi ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

Nguồn vốn: Là khả năng tiếp cận nguồn vốn đầu tư cho ý tưởng kinh doanh. Nếu tiếp cận nguồn tài chính một cách dễ dàng sẽ làm tăng cơ hội khởi nghiệp của sinh viên. Nghiên cứu của Luthje và Franke (2004), Wongnaa và Seyram (2014), Haris và cộng sự (2016) cho thấy yếu tố nguồn vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

H4: Nguồn vốn ảnh hưởng cùng chiều với ý định khởi nghiệp của sinh viên.

Giáo dục khởi nghiệp: Liên quan đến chương trình, các bài giảng ngoại khóa hoặc các khóa học cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và thái độ để theo đuổi sự nghiệp kinh doanh (Clouse, 1990; Ekpoh và Edet, 2011; Ooi và cộng sự, 2011). Ambad và Damit (2016) đã chứng minh giáo dục khởi nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.

H5: Giáo dục khởi nghiệp ảnh hưởng cùng chiều với ý định khởi nghiệp của sinh viên.

Ngoài các yếu tố trên, nghiên cứu của Autio và cộng sự (2001), Leong (2008) và một số nghiên cứu khác đã kiểm chứng có sự khác biệt về ý định khởi nghiệp theo các đặc điểm nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, gia đình, khóa học kinh doanh,…). Trong nghiên cứu này, tác giả đề xuất trong phân tích cần kiểm định thêm các yếu tố theo đặc điểm giới tính.

Một phần của tài liệu THI HẾT HỌC PHẦN MÔN “QUẢN TRỊ KHỞI NGHIỆP” – CAO HỌC UEH (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)