Tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ ẩm trong phân xưởng kéo sợi

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp công nghệ dệt sợi đại học bách khoa (Trang 71)

4.1. Ảnh hưởng của điều tiết không khí trong kéo sợi

Trong quá trình kéo sợi thì việc lựa chọn thông số công nghệ cũng cần phải quan tâm tới nhiệt độ và độ ẩm trong các gian máy. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình công nghệ và chất lượng sợi của phân xưởng, đồng thời nó cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động.

Mục đích của điều tiết không khí là tạo ra chế độ nhiệt ẩm trong gian máy theo yêu cầu công nghệ và duy trì chúng ổn định trong suốt quá trình sản xuất. Ngoài ra điều tiết không khí còn tạo môi trường lao động tốt, hợp vệ sinh nhằm bảo vệ sức khỏe cho người lao động, điều tiết không khí giúp quá trình sản xuất diễn ra được liên tục và ổn định, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Nếu độ ẩm trong gian máy cao sẽ gây ra hiện tượng quấn suốt, đứt sợi, làm gián đoạn quá trình sản xuất, gây ảnh hưởng tới chất lượng sợi và giảm năng suất cũng như sản lượng của nhà máy. Nếu độ ẩm quá thấp sẽ dễ gây tĩnh điện làm giảm chất lượng sợi.

Do vậy điều tiết không khí là điều đáng quan tâm và phải được quản lý tốt để đảm bảo năng suất cũng như chất lượng sợi.

4.2 Ảnh hưởng của độ ẩm đến các công đoạn sản xuất

Gian máy cung bông – chải: Nếu độ ẩm cao sẽ làm tăng lực liên kết giữa các xơ với nhau và với tạp chất do vậy gây khó khăn trong quá trình xé tơi làm sạch, đồng thời nó cũng tạo nên các điểm neps, gây ảnh hưởng tới chất lượng sợi. Nếu độ ẩm thấp sẽ gây nên hiện tượng tĩnh điện, bông sẽ bám lên bề mặt kim làm giảm khả năng phân chải của máy, xơ dễ bị đứt.

Gian máy ghép: Độ ẩm cao sẽ gây quấn suốt gây ra độ không đều cho cúi. Nếu độ ẩm thấp sẽ gây ra độ liên kết xơ không tốt, cúi không mượt dễ gây đứt cúi, độ không đều của cúi cao.

cao sẽ gây quấn suốt, xơ bị bết gây đứt nhiều. Độ ẩm thấp gây ảnh hưởng đến độ kéo giãn không tốt, độ đều không đạt.

Gian máy con: Độ ẩm tốt thì độ đứt đầu mối giảm, chất lượng sợi sẽ tăng. Nếu độ ẩm thấp lực liên kết các xơ trong sợi sẽ giảm, cường lực của sợi giảm, sợi dễ đứt, ngoài ra còn gây ra hiện tượng xơ tĩnh điện và gây quấn suốt làm cho độ không đều cao. Nếu độ ẩm lớn sẽ dễ gây quấn suốt, độ không đều sợi tăng làm giảm chất lượng sợi.

Như vậy, độ ẩm của không khí đều ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình công nghệ kéo sợi. Độ ẩm cao hay thấp đều ảnh hưởng tới chất lượng bán thành phẩm và thành phẩm, gây giảm năng suất máy. Do vậy mà các nhà máy sợi đều có yêu cầu về tính ổn định độ ẩm trong nhà máy cao, đảm bảo độ ẩm phải phù hợp với từng gian máy.

4.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ tới các gian máy

Khi nhiệt độ tăng cao thì cường độ bay hơi nước trên bề mặt vật thể và con người tăng lên gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và điều kiện làm việc của công nhân, ảnh hưởng tới chất lượng sợi.

Khi nhiệt độ thấp thì độ ẩm không khí cũng sẽ giảm theo do vậy cũng ảnh hưởng tới quá trình công nghệ kéo sợi.

Do vậy cả nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sợi thành phẩm và ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động. Do đó khi xây dựng, thiết kế nhà máy kéo sợi cần chú ý tới công tác điều không, thông gió để đáp ứng tốt các yêu cầu của công nghệ sản xuất sợi và sức khỏe của người lao động.

Công đoạn Nhiệt độ mùa hè (°C) Độ ẩm mùa hè (%) Nhiệt độ mùa đông (°C) Độ ẩm mùa đông (%) Cung bông 28-33 68-70 26-31 68-70 Chải 28-33 55-60 28-30 56-59 Ghép - thô 29-32 56-62 28-31 58-60 Sợi con 29-32 63-67 29-33 65-67 Đánh ống 29-33 62-65 29-31 64-66

Bảng 4.1. Tiêu chuẩn thực tế về nhiệt độ, độ ẩm gian máy

4.5. Nhận xét

Nhìn chung sau gần bốn năm mở máy, phân xưởng đã đi vào hoạt động tương đối ổn định.

Về hệ thống máy móc thiết bị: hầu hết đều được trang bị các loại máy móc tương đối mới và hiện đại kết hợp với chế độ bảo toàn bảo dưỡng máy theo chu kỳ nên khả năng vẫn hành tốt, đáp ứng được yêu cầu công nghệ cũng như đảm bảo hiệu suất làm việc của máy. Tuy nhiên, tuổi thọ của linh kiện thiết bị máy không cao, trong quá trình hoạt động thường xuyên phải thay mới như: kim thùng lớn máy chải, suốt da máy ghép, ổ bi suốt sắt… đó cũng là yếu tố bất lợi khi đầu tư máy không chính hãng của các nhà sản xuất máy uy tín trên thế giới

Về tình hình sản xuất: chỉ tiêu sản lượng theo ngày của phân xưởng thay đổi tùy theo chủng loại sản phẩm và số lượng máy sợi con chạy các loại sản phẩm đó. Việc hoàn thành sản lượng theo ngày của phân xưởng khá tốt, bình quân tỷ lệ hoàn thành sản lượng nhập kho theo ngày đạt từ 97,2– 102,5% so với tiêu chuẩn.

thành phẩm và thành phẩm.

Về hiện trường sản xuất: Nhìn chung hiện trường sản xuất khá tốt, tuân theo tiêu chuẩn 6S.

Về cách quản lý con người: Về cơ bản nhìn chung quản lý phân xưởng có tính trách nhiệm, chủ động trong công việc, biết phối hợp với nhau cùng làm việc.

DẺO C16S+70D:S4.2 XUẤT KHẨU 1. Khái niệm và tính chất sợi bọc dẻo.

Sợi bọc dẻo gồm hai thành phần chính: Bông và tơ. Bộ kéo dài, kéo dài các xơ dịch chuyển tương đối với nhau, do đó có sự ma sát giữa các xơ, làm chúng được duỗi thẳng và song song, tơ được dẫn động trên dàn tở tơ, đi trực tiếp qua bánh xe đồng tiền dẫn tơ xuống vị trí suốt sắt trước. Phải khống chế sự chuyển động của các xơ và tơ trong bộ kéo dài theo quy định nhất định, để độ không đều của bán thành phẩm do kéo dài là thấp nhất.

Sợi được chia thành hai loại chính: sợi filament và sợi spun.

Sợi spun là sợi xơ ngắn được tạo ra bởi sự xoắn lại của các xơ thành phần thông qua quá trình kéo sợi: nồi – cọc, OE, …

Sợi bọc dẻo là một dạng của sợi spun. Sợi bọc dẻo thường là sợi được tạo thành từ các sợi tổng hợp có độ bền và độ đàn hồi tốt làm sợi lõi, và được xoắn lại với nhau bằng các sợi ngắn như bông, len và visco. Sợi bọc dẻo có các đặc tính tuyệt vời của sợi lõi filament và sợi ngắn. Sợi spandex core-spun, là loại sợi có lõi làm từ sợi spandex và được quấn bằng các loại sợi khác. Chất liệu vải dệt kim hoặc quần jean làm bằng sợi lõi-spun này có thể co giãn thoải mái và thoải mái khi vừa vặn.

2. Phân loại và ứng dụng sợi bọc dẻo.

Phân loại theo thô có hai loại sợi bọc dẻo: Sợi bọc dẻo thô đơn và sợi bọc dẻo thô đôi.

Hình B. 1: Bộ phận kéo dài của sợi bọc dẻo thô đôi và sợi bọc dẻo thô đơn

Phân loại theo loại tơ có hai loại chủ yếu: Sợi bọc dẻo một tơ và sợi bọc dẻo hai tơ. Ứng dụng của sợi bọc dẻo: Sợi bọc dẻo có tính ứng dụng rất cao. Vì tính chất co dãn cao nên được sử dụng tạo ra vải dệt kim tạo ra các sản phẩm như áo jean, quần jean, ……

3.1. Công nghệ kéo sợi nồi khuyên cọc

Kéo sợi con được coi là công đoạn cuối cùng của cả quá trình gia công xơ thành sợi. Ở máy kéo sợi con người ta kéo dài và xe săn sợi thô thành sợi con có độ nhỏ, độ săn cần thiết để đạt được những yêu cầu chất lượng nhất định như chi số, độ bền, độ đều, độ giãn, độ mềm mại, ngoại quan…

Sợi thô được đưa vào máy kéo sợi con nhờ tác động của bộ phận kéo dài làm cho các xơ dịch chuyển tương đối với nhau, phân bố lại trên một chiều dài dài hơn, do đó lớp xơ dài ra và nhỏ đi.

Khi lớp xơ dài ra và nhỏ đến độ nhỏ yêu cầu, nó được tác động xoắn, xoắn lại và hình thành sợi con có kết cấu, độ nhỏ, độ bền theo yêu cầu.

Nhiệm vụ của máy kéo sợi con:

- Làm nhỏ sợi thô thành sợi con có độ nhỏ theo yêu cầu

- Xoắn lớp xơ vừa ra khỏi suốt trước, tạo săn cho sợi con để sợi đạt đến độ săn và độ bền theo yêu cầu, tạo sợi có kết cấu tốt.

- Quấn sợi thành ống sợi có khối lượng và hình dạng nhất định, đảm bảo kết cấu ống sợi thuận lợi để vận chuyển và gia công ở công đoạn tiếp theo.

Quá trình công nghệ của máy kéo sợi nồi khuyên cọc

Máy kéo sợi nồi khuyên cọc là loại máy hoạt động liên tục có quá trình xe săn và quấn ống đồng thời. Về kết cấu và tính năng công nghệ, máy kéo sợi loại này hiện nay đạt mức độ tự động hóa cao, chiếm ưu thế về số lượng máy và tổng sản lượng sợi.

Sợi thô từ ống thô qua thanh dẫn thô, móc dẫn thô, phễu định hướng vào bộ kéo dài. Sợi thô được kéo dài đến một độ mảnh xác định, ra khỏi suốt trước tạo săn dần thành sợi con. Sợi con qua đuôi heo theo khuyên quấn vào ống sợi con

Hình B.2. Sơ dồ công nghệ máy kéo sợi nồi khuyên cọc

Độ săn của sợi con được hình thành do tốc độ quay của khuyên, mỗi vòng quay của khuyên tạo cho sợi một vòng xoắn. Tốc độ khuyên chậm hơn tốc độ cọc do ma sát với mép nồi tạo ra các vòng sợi quấn ống. Cầu chuyển động lên xuống tạo thành các lớp sợi theo chiều cao ống sợi, khuyên mang sợi quay nhanh nên đoạn sợi từ đuôi heo đến khuyên tạo thành ba lông sợi.

Khi xe săn và quấn ống, các vòng chia ba lông sợi văng rộng nên giữa các cọc sợi có bản cách sợi để tránh các ống sợi không vướng vào nhau. Ngoài ra còn có vòng chia ba

Trên máy kéo sợi con có lắp hệ thống hút đầu mối, tức ống sáo. Các miệng hút (mắt sáo) đặt kề ngay trước từng mối ra sợi. Khi đứt sợi đầu sợi được hút về máy gió ở đuôi máy. Nhờ hút đầu mối mà sợi đứt không vướng sang mối cạnh bên gây đứt sợi, quấn suốt… gây khó khăn cho quá trình sản xuất.

3.2. Công nghệ kéo sợi bọc dẻo

Hình B.3. Hình ảnh sợi bọc sợi

Bản chất của loại sợi này là sợi thành phẩm bao gồm hai thành phần: Tơ và sợi bao ngoài được liên kết với nhau thông qua giai đoạn tạo săn từ khu vực suốt sắt trước đến khuyên.

Hình B.4. Giai đoạn tạo săn trên sợi

Hình B.5. Sơ đồ công nghệ kéo sợi bọc dẻo

Sợi bọc dẻo: sợi được kéo với sợi lõi là sợi tơ spandex, sợi được tở ra nhờ hệ thống trục tở tơ và hệ thống bánh xích tính toán theo bội số kéo dài tơ.

Hình B. 6. Sợi bọc dẻo, lõi tơ

- Hiện nay công ty đang sản xuất sản phẩm sợi bọc dẻo sử dụng tơ của các hãng XiaoXing, LaiKa với các sản phẩm tơ 20D, 40D, 70D, 105D; nhưng được sử dụng phổ biến nhất là tơ 40D, 70D.

- Các sản phẩm sợi bọc dẻo được sản xuất theo đơn hàng của các công ty sản xuất vải Jean,....

Hình B.7. Hệ thống bánh xích trên máy kéo sợi con bọc dẻo JWF1510A con sản xuất sợi bọc dẻo

4. Lập kế hoạch sản xuất 100 tấn sợi bọc dẻo C16S+70D:S4.2 Số lượng cần sản xuất (Tấn) Tỷ lệ tiêu hao (%) Sản lượng cần thiết (Tấn) Sản lượng 1 máy cần dùng (Tấn) Số lượng máy cần dùng (Máy) Cân bằng sản lượng phù hợp với đơn phát hàng theo từng ngày (Tấn) Số lượng máy cần dùng trên gian máy (Máy/ngày) Số lượng người cần dùng trong công đoạn (người) Tơ 4,836 1,020% 4,885 Bông 100,162 4,736 Chải 1,100% 99,073 1,12 89 4,685 4 1 Ghép I, II 1,005% 98,087 3,98 25 (25 máy ghép I và 25 máy ghép II) 4,638 2 (1 máy ghép I và 1 máy ghép II) 1 Thô 1,005% 97,111 2,29 42 4,592 2 1 Sợi con 1,030% 96,121 0,47 203 4,545 9 3 Đánh ống 95,164 1,005% 95,164 4,50 21 4,500 1 2 Bảng B. 1: Tổng quan tính cung ứng số lượng máy.

Tỷ lệ tiêu hao (%) Bông Chải 1,100% Ghép I, II 1,005% Thô 1,005% Sợi con 1,030% Đánh ống 1,005%

Bảng B. 2: Tiêu hao các công đoạn

- Tỷ lệ tiêu hao của công đoạn Bông sang chải là 1,100%.

- Tỷ lệ tiêu hao của công đoạn Chải sang Ghép I, II là 1,005%.

- Tỷ lệ tiêu hao của công đoạn Ghép I, II sang Thô là 1,005%.

- Tỷ lệ tiêu hao của công đoạn Thô sang sợi con là 1,030%.

sợi bọc dẻo C16S+70D:S4.2

- Sản phẩm C16S+70D:S4.2 tỷ lệ tơ trong sản phẩm được tính theo công thức:

Chú thích: D:Denier; e: bội số kéo dài; Ne: chi số anh của sợi.

- Thực tế % tơ của sản phẩm C16S+70D:S4.2:

- Với 100 tấn C16S+70D:S4.2 chia làm 2 phần tơ và bông: + Trọng lượng tơ thực tế:

+ Trọng lượng sợi bông thực tế:

Trọng lượng bông và tơ cần dùng với 100 Tấn C16S+70D:S4.2 là: + Trọng lượng tơ tiêu hao trong quá trình sản xuất là 1,02%:

Số lượng cần sản xuất (Tấn) Tỷ lệ tiêu hao (%) Sản lượng cần thiết cho từng công đoạn

(Tấn) Bông 100,162 Chải 1,100% 99,073 Ghép I, II 1,005% 98,087 Thô 1,005% 97,111 Sợi con 1,030% 96,121 Đánh ống 95,164 1,005% 95,164 Bảng B.3: Sản lượng cần dùng cho từng công đoạn

- Trên đây là sản lượng cần dùng cho từng công đoạn: + Công đoạn Bông cần dùng 100,162 Tấn Bông. + Công đoạn Chải cần dùng 99,073 Tấn Bông.

+ Công đoạn Ghép I, II cần dùng 98,087 Tấn cúi chải. + Công đoạn Thô cần dùng 97,111 Tấn cúi ghép. + Công đoạn sợi con cần dùng 96,121 Tấn thô. + Công đoạn đánh ống cần dùng 95,164 Tấn sợi con.

4.3. Tính định mức số lượng máy chải.Máy Máy Tốc độ thực tế (v/p) Số thùng (thùng) Định lượng khô (g/5m) Hiệu suất (%) Chải 140 1 27,5 95

Bảng B. 4: Thông số máy chải

- Công thức tính sản lượng máy chải:

Máy Tốc độ thực tế (vòng/phút) Số thùng (thùng) Định lượng khô (g/5m) Hiệu suất (%) Ghép I, II 350 2 25 75 Bảng B. 5: Thông số máy ghép I, II

- Công thức tính sản lượng máy ghép:

- Sản lượng 1 máy ghép:

- Số lượng máy ghép cần dùng phù hợp với định mức là:

Bảng B. 6: Thông số máy thô

- Công thức tính sản lượng máy thô:

- Sản lượng 1 máy thô:

- Số lượng máy Thô cần dùng phù hợp với định mức là:

Máy

Tốc độ thực tế (v/p)

Số cọc

(cọc) Định lượng khô(g/10m) Hiệu suất(%)

bọc dẻo C16S+70D:S4.2

Bảng B. 7: Thông số máy sợi con

- Công thức tính sản lượng máy sợi con:

- Chú thích: r = 25 (mm) bán kính suốt sắt sợi con; Tex: số gam sợi tính trên 1000m; Ne: chi số anh của sản phẩm; e: bội số kéo dài của sản phẩm.

- Tex của sản phẩm C16S+70D:S4.2 là:

- Sản lượng 1 máy sợi con:

- Số lượng máy Sợi con cần dùng phù hợp với định mức là:

Máy Tốc độ thực tế (v/p) Số cọc (cọc) Tex (g/1000m) Hiệu suất (%) Sơi con 250 480 38,30 94,77

Máy Tốc độ thực tế (v/p) Số mâm sợi (mâm sợi) Tex (g/1000m) Hiệu suất (%) Đánh ống 1550 72 38,30 78

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp công nghệ dệt sợi đại học bách khoa (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w