Bước 1: Xác định mục tiêu định giá
Đây là giai đoạn đầu tiên nhóm đưa sản phẩm ra thị trường nên mục tiêu nhắm tới là mở rộng thị phần. Điều này sẽ giúp cho nhiều khách hàng sẽ biết đến thương hiệu sản phẩm ống hút cỏ bàng của nhóm hơn. Để thực hiện được mục tiêu này nhóm sẽ đưa ra chiến lược giá thấp, tuy giá thấp nhưng vẫn có lãi
Bước 2: Xác định nhu cầu
Như kết quả nghiên cứu phân khúc thị trường, khách hàng có xu hướng hướng tới sử dụng ống hút cỏ bàng thay thế cho các loại ống hút khác như ống hút nhựa,… là rất cao, chính vì vậy mà cầu về ống hút cỏ bàng cũng rất lớn. Và họ sẵn sàng chi trả với số tiền khoảng dưới 1000đ cho 1 ống hút làm từ cỏ bàng.
(ai định dạng nhớ chèn cái hình khảo sát tiền vào nha)
Bước 3: Ước tính chi phí
Giá sản phẩm được tính theo qui mô sản xuất 3000 ống hút/ ngày
Giá gốc = Giá thành sản phẩm (Chi phí sản xuất/nhập hàng) + Chi phí phát sinh khác (Marketing, đóng gói,…)
Đối với sản phẩm ống hút cỏ bàng:
• Giá thành nguyên vật liệu: 150đ/1 ống hút
• Giá nhân công lao động: 100đ/ 1 ống hút
• Giá đóng gói:10đ/ 1 ống hút
• Giá phân phối: 50đ/ 1 ống hút
• Giá các chi phí khác: 100đ/ 1 ống hút => Tổng giá gốc: 410đ/ 1 ống hút
Bước 4: Phân tích giá và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
Sản phẩm của Ekko green
Thông tin sản phẩm
– Độ dài: 18 cm
– Cỡ ống: đường kính trong 4.5 – 7mm – Độ dày thành ống: 0.5-0.8mm
– Phần đầu mút của ống hút được cắt thẳng và nhọn 1 đầu – Ruột ống được làm sạch
– Chất liệu: cỏ mọc tự nhiên (1-2 năm tuổi)
– Sản phẩm được làm thủ công bởi 1 một nhóm phụ nữ ở Đức Huệ, Long An. – Giá bán: 750đ/ống
Sản phẩm của grass straws
Thông tin sản phẩm
Sản phẩm: Ống hút cỏ tươi - Độ dài: 18 cm
- Cỡ ống: đường kính trong 4.5 - 7mm - Độ dày thành ống: 0.5-0.8mm
- Phần đầu mút của ống hút được cắt thẳng và nhọn 1 đầu - Ruột ống được làm sạch
- Chất liệu: cỏ mọc tự nhiên (1-2 năm tuổi)
- Sản phẩm được làm thủ công bởi 1 một nhóm phụ nữ ở Đức Huệ, Long An. GIÁ BÁN
Nhận xét: Chất lượng ống hút của hai đối thủ trên tương đương như nhau, tuy nhiên, Ekko green với thương hiệu phổ biến hơn thì mức giá bán ra cao hơn giá thành sản phẩm của Grass straws với mức giá 600đ/ống hút khi mua từ 500 ống. Việc bán giá thấp hơn khi mua số lượng lớn đã giúp ích cho Grass straws rất nhiều khi cạnh tranh với một thương hiệu nổi tiếng như Ekko green.
Bước 5: Lựa chọn phương pháp định giá
Phương pháp định giá markup (phương pháp định giá theo chi phí )
Nhóm sẽ định giá theo phương pháp định giá markup, tức là xác định giá bằng cách xác định chi phí sản xuất ra một sản phẩm, sau đó lấy mức chi phí này cộng với một khoảng lợi nhuận trên từng sản phẩm
Bước 6: Lựa chọn mức giá cụ thể
- Xác định biên độ lợi nhuận mong muốn
Xét đến thị trường bán lẻ, mức lợi nhuận mong muốn sẽ là 60%. Vì những thị trường này số lượng bán ra không được nhiều nên mức lợi nhuận phải cao thì doanh thu mới có thể cao, tuy nhiên nhóm lựa chọn áp dụng chiến lươc thâm nhập thị trường nên mức lợi nhuận bán lẻ mong muốn sẽ không cao lắm. Nội dung chiến lược là: Định một mức giá thật thấp khi tung sản phẩm ống hút ra thị trường, sau đó tăng dần mức giá theo thời gian cho đến khi trở lại mức giá cơ bản nhằm thu hút tối đa lượng khách hàng.
Về thị trường bán sỉ, mức lợi nhuận mong muốn sẽ là 40%-50%. Mức lợi nhuận được chọn ở mức thấp như vậy vì số lượng bán lớn, đồng thời giá thành rẻ hơn sẽ tạo lợi thế cho khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.
- Đặt giá niêm yết cho sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng
Giá bán được xác định bởi công thức sau: Giá bán = (giá gốc +(giá gốc* %lợi nhuận)) Vậy giá bán của ống hút cỏ bàng là:
• Giá bán lẻ = (410đ + (410đ*60%))=656đ/ 1 ống hút => Giá bán lẻ: 660đ/ 1 ống hút
• Giá bán sỉ:
Số lượng từ 100-500 (mức lợi nhuận mong muốn: 50%)
Số lượng từ 500-1000 (mức lợi nhuận mong muốn: 45%)
Giá bán sỉ = (410đ + (410đ*45%)) = 594.5/ 1 ống hút => Giá bán: 600đ/1 ống hút
Số lượng trên 1000 sản phẩm (mức lợi nhuận mong muốn: 40%)
Giá bán sỉ = (460đ + (460đ*40%)) = 574đ/ 1 ống hút => Giá bán: 575đ/1 ống hút