3.2.1.1. Tổng hợp các cơ sở lý thuyết
Để thiết lập cơ sở lý thuyết cho bài nghiên cứu, cũng như thống nhất một số phạm trù chính được sử dụng trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả đã tìm kiếm những bài nghiên cứu sẵn có, sau đó phân tích và tổng hợp để đưa ra những định nghĩa chung nhất cho hai khái niệm xuyên suốt của bài: lối sống và influencers.
Trong đó, lối sống là những nét điển hình được lặp đi lặp lại và hình thành phong cách thói quen trong đời sống, cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc hay một nền văn hóa. Lối sống gồm hai thành phần: lẽ sống - mặt ý thức của lối sống, thể hiện suy nghĩ, quan điểm, niềm tin, thái độ của con người; và nếp sống - những hành vi thói quen thể hiện ra bên ngoài của con người. Có hai phương thức hình thành nên lối sống, đó là chủ động và bị động. Giới trẻ ngày nay thường dung hòa cả hai phương thức này để hình thành nên lối sống của bản thân.
Tiếp theo đó, nhóm tác giả nêu ra khái niệm về influencers, cách phân loại và vai trò của nhóm người trong nền kinh tế cũng như xã hội hiện nay. Influencers là những
người nổi tiếng hoặc có tiếng nói đáng tin cậy, gồm ba loại: người nổi tiếng (celebrities), chuyên gia (specialists) và những người bình thường thu hút lượng theo dõi cao (citizens). Họ có vai trò rất lớn trong việc xây dựng hình ảnh của các thương hiệu và ảnh hưởng khá sâu sắc đến hành vi và quyết định của người tiêu dùng. Việc sử dụng influencers một cách hiệu quả sẽ có ảnh hưởng tích cực đến kinh tế và xã hội.
3.2.1.2. Lựa chọn biến nghiên cứu
Bằng việc tìm hiểu các nghiên cứu trước đó về Influencers đồng thời dựa trên sự quan sát và phân tích các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, nhóm tác giả đã thảo luận và quyết định lựa chọn bốn biến sau làm cơ sở đánh giá tác động của Influencers đến việc hình thành lối sống ở giới trẻ:
[H1]: Sự uy tín (credibility) của influencers
[H2]: Sự hấp dẫn (attractiveness) của influencers
[H3]: Sự liên quan (relevance) giữa influencers và giới trẻ
[H4]: Khả năng đáp ứng của giới trẻ (affordability)