3.3.2.1. Xác định quy mô mẫu nghiên cứu
Điều tra chọn mẫu là người nghiên cứu thực hiện điều tra trên một số đơn vị của tổng thể. Các nhà nghiên cứu thường dựa trên các đặc điểm và tính chất của mẫu khảo sát để thể suy ra được các đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó. Vấn đề quan trọng nhất là nhà nghiên cứu phải đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện được cho tổng thể chung. Để thể hiện được chính xác nhất tính chất của tổng thể thì cần nghiên cứu trên một kích thước mẫu lớn, nhưng số mẫu càng lớn thì càng nhiều nguồn lực cần sử dụng.
Về phương pháp chọn mẫu và số lượng mẫu nghiên cứu
Đối với bài nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng cách chọn mẫu phi xác suất. Trong đó, mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu định ngạch (quota sampling), sau đó tiếp tục sử dụng chọn mẫu phán đoán hay chọn mẫu thuận tiện để chọn mẫu tiến hành điều tra. Đối tượng nghiên cứu có độ tuổi từ 15-25 tuổi được chia thành 3 nhóm: nhóm học sinh THPT; nhóm sinh viên đại học, cao đẳng và nhóm những người đã đi làm. Bên cạnh đó, nhóm tác giả còn thu thập dữ liệu của một số quận điển hình trên địa bàn Hà Nội như Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai...
Nhóm tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên với quy mô mẫu được xác định theo công thức của Linus Yamane:
Trong đó:
n: quy mô mẫu điều tra
N: tổng số dân theo độ tuổi từ 15 – 25 trên địa bàn Hà Nội, theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2016).
e: sai số chấp nhận được.
(Chọn khoảng tin cậy 95%, suy ra e = 0.05) Thay số liệu vào công thức trên, ta thu được:
Nhằm đảm bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu, nhóm tác giả tiến hành tính toán tỉ lệ dân cư ở một số quận điển hình ở Hà Nội để tiến hành thu thập dữ liệu. Tuy nhiên, để tránh trường hợp bảng hỏi không đạt yêu cầu, nhóm đã phát 800 bảng hỏi online và
offline đến 10 quận trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Do đó, nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát bằng cách gửi phiếu hỏi tới những học sinh THPT, sinh viên đến từ các trường đại học đã chọn, những người đi làm và thu được 400 mẫu quan sát đạt chất lượng.
Bảng 3.1 Số dân tại các quận điển hình trên địa bàn Hà Nội & Số phần tử mẫu nghiên cứu Quận Hai Bà Trưng Thanh Xuân Đống Đa Long Biên Cầu Giấy Hoàng Mai Hà Đông Ba Đình Hoàn Kiếm Tây Hồ
Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê và đề xuất của nhóm tác giả (2019)
3.3.2.2. Cách thức tiếp cận để thu thập thông tin
Để có thể thu thập được thông tin phục vụ cho nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng nhiều phương pháp đối với mỗi loại dữ liệu.
Đối với dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu được thu thập qua các báo cáo, đề tài nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước trước đó về các vấn đề liên quan, trang thông tin điện tử trực tuyến chính thức, giáo trình và tạp chí chuyên ngành.
Đối với dữ liệu sơ cấp: Nghiên cứu định tính: Sử dụng phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp hoặc qua điện thoại. (Ghi âm để phục vụ cho việc lưu trữ thông tin). Nghiên cứu định lượng: Thông qua phiếu khảo sát cá nhân online và offline để có thể thu thập được thông tin.
3.3.2.3. Mô tả mẫu nghiên cứu
Bảng 3.2 Cơ cấu mẫu nghiên cứu
Stt Tiêu chí đánh giá
1 Giới tính
2 Nhóm tuổi
3 Nghề nghiệp
4 Nguồn thu nhập chính
5 Thời gian sinh sống tại Hà Nội
Nguồn: Nghiên cứu của nhóm tác giả (2019) Cơ cấu mẫu theo giới tính
trăm tương ứng là 35.5% và 64.5%. Lý do dẫn đến chênh lệch về giới ở trên là do hạn chế của phương pháp chọn mẫu tiện lợi. Trong nghiên cứu của nhóm tác giả đã quan
tâm đến giới tính thứ ba, song nghiên cứu này không nhận được phiếu điều tra nào từ giới tính đó.
Cơ cấu mẫu theo độ tuổi
Bằng nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ, nhóm nghiên cứu nhận thấy sự khác biệt trong hành vi và thái độ ở các độ tuổi khác nhau của đối tượng nghiên cứu. Tuy vậy để đảm bảo sự khách quan của nghiên cứu, nhóm tác giả đã lựa chọn mẫu theo độ tuổi như sau: 121 đáp viên trong độ tuổi 15 đến 18, 192 ở độ tuổi từ 19 đến 22 và 87 người từ 23 đến 25, lần lượt tương ứng với 30.3%, 48.0% và 21.7% tổng số mẫu.
Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp
Do nhóm tuổi từ 19 đến 22 tuổi chiếm đa số trong mẫu nghiên cứu, vì vậy tỷ lệ nghề nghiệp chủ yếu của mẫu là sinh viên với 51.2%. Hai nhóm nghề nghiệp còn lại là học sinh và người đã đi làm chiếm tỷ lệ lần lượt là 30.3% và 18.5%.
Cơ cấu mẫu theo thu nhập chính
Qua những cuộc phỏng vấn định tính, nhóm tác giả nhận thấy thu nhập của nhóm đối tượng trong nghiên cứu đến từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, có hai nguồn chủ yếu đó là từ “Gia đình” và “Thu nhập từ công việc chính của bản thân”. Trong đó, tỷ lệ có thu nhập đến từ gia đình là 73.3% đến từ công việc chính của bản thân là 26.7%.
Thời gian sinh sống tại Hà Nội
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thay đổi môi trường sống là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong lối sống. Vì vậy, thời gian sinh sống tại Hà Nội được nhóm tác giả nhận định là một yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu của mẫu nghiên cứu. Cụ thể, 165 người sống ở Hà Nội dưới 5 năm, 50 người sống ở Hà Nội từ 5 đến 10 năm, 185 người sống ở Hà Nội trên 10 năm.