84. Mỗi Kế hoạch dân tộc thiểu số (EMDP) / các hoạt động lồng ghép về DTTS sẽ phải xác định rõ yêu cầu về vốn đối với mỗi hoạt động trong kế hoạch. Dự toán chi phí trong kế hoạch sẽ được chi tiết đến mức có thể và liên kết với các hoạt động cụ thể (ví dụ các chi phí cho từng hoạt động can thiệp cụ thể, các chi phí quản lý hành chính). Khoản dự phòng 20% cần được đưa vào trong dự toán. Kế hoạch dân tộc thiểu số (EP) sẽ tập trung vào các chi phí có liên quan đến việc giảm nhẹ các ảnh hưởng bất lợi về văn hóa hoặc loại bỏ những hạn chế đối với các nhóm dân tộc thiểu số được hưởng lợi từ dự án được xác định thông qua tham vấn.
85. Phụ thuộc vào cơ cấu của vốn vay, tài trợ cho một số hoạt động của EMDP/ các hoạt động lồng ghép về DTTS có thể được cấp như là một dòng ngân sách cụ thể từ các quỹ tài trợ cho vay vốn. Tài chính cấp cho các hoạt động của EMDP/ các hoạt động lồng ghép về DTTS cũng có thể lấy từ vốn đối ứng của Chính phủ. Dựa vào hiệp định vay vốn, từng EMDP/ các hoạt động lồng ghép về DTTS cần phải cụ thể hoá rõ ràng và xác định các nguồn tài trợ cho từng hoạt động trong kế hoạch, kèm theo tài trợ từ các nguồn khác nếu cần có các hoạt động phát sinh.
10. PHỤ LỤC
10.1. Đề cương kế hoạch phát
triển Dân tộc thiểu số:
Kế hoạch phát triển DTTS (EMDP) được yêu cầu cho tất cả các dự án có tác động đến dân tộc bản địa. Mức độ chi tiết và toàn diện phải tương xứng với tầm quan trọng của các tác động tiềm tàng đối với người dân tộc bản địa. Các khía cạnh chính yếu trong đề cương này sẽ hướng dẫn cho việc chuẩn bị EMDP, mặc dù không nhất thiết phải theo đúng trình tự.