hai buổi, bán trú, quỹ hỗ trợ học tập của CMHS, quỹ vận động CMHS, các mạnh thường quân hỗ trợ...
4. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
a. Số liệu thống kê:
b. Nội dung, chỉ tiêu thực hiện
- Huy động kinh phí khen thưởng học sinh được khen thưởng trong học tập và rèn luyện, các hội thi cấp trường, cấp thành phố: Sử dụng nguồn kinh phí từ quỹ phục vụ học tập.
- Đổ bê tông hơn sân 800 m2 sân trường và sơn sửa 4 phòng học cũ xuống cấp từ nguồn quỹ vận động CMHS trường.
- Huy động kinh phí (hiện vật) hỗ trợ học sinh nghèo:
(Danh sách học sinh nghèo đính kèm-Mẫu 9).
Huy động mọi nguồn lực từ xã hội, từ Ban đại diện Cha mẹ học sinh các lớp, từ cá nhân cha mẹ học sinh, tập thể công chức, viên chức nhà trường với những quà tặng thiết thực như vở viết, cặp mới, đồng phục mới, quà tết, học bổng, xe đạp cho học sinh đến trường vào các dịp Khai giảng năm học mới, tết cổ truyền, trung thu với tổng số tiền khoảng 75.000.000 đồng. quần áo, hỗ trợ học phí hai buổi cho 120 em học sinh cận nghèo, học sinh mồ côi, Hs dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
* Các khoản kinh phí được vận động thu theo văn bản chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền :
- Nhà trường tạm thu tiền Bảo hiểm y tế, tiền ăn bán trú, tiền học 2 buổi, tiền Quỹ phục vụ học tập và lao động.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất với Hiệu trưởng để quyết định kế hoạch kinh phí, chỉ sử dụng sau khi được toàn thể Ban Đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất ý kiến.
- Đối với kinh phí hoạt động của Ban Đại diện CMHS do BĐDCMHS quản lý thu – chi.
- Tất cả các khoản kinh phí được vận động thu do Hiệu trưởng nhà trường quản lý việc thu - chi sau khi có văn bản thỏa thuận dự toán thu, chi giữa nhà trường và Ban Đại diện cha mẹ học sinh và được sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền.
5. Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
4.1. Chỉ tiêu hoàn thành chương trình lớp học, cấp học a. Số liệu thống kê(Theo biểu mẫu đính kèm-Mẫu 8).
b. Nội dung, chỉ tiêu thực hiện: Hỗ trợ học sinh hạn chế về năng lực, phẩm chất. Ngay từ đầu năm học, Phó Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm cùng với các giáo viên bộ môn tìm hiểu năng lực, phẩm chất của từng học sinh, thống kê số học sinh có năng lực, phẩm chất còn hạn chế có nguy cơ không hoàn thành chương trình lớp học, cấp học. Sau đó, xây dựng giải pháp cụ thể để hỗ trợ, giúp đỡ các em.
- Trách nhiệm của Ban giám hiệu:
Thống kê số lượng học sinh cần hỗ trợ về năng lực theo khối.
Kiểm tra cụ thể từng em, chọn lọc đối tượng ưu tiên nhất cần hỗ trợ;
Xây dựng kế hoạch hỗ trợ, trong đó có nội dung, biện pháp, thời gian thực hiện, phân công người thực hiện;
Các giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ vào các tiết “bồi dưỡng hỗ trợ” trong tuần, bắt đầu từ tháng 10;
Ban Giám hiệu luôn chỉ đạo và theo dõi chặt chẽ kiểm tra sát sao về phân phối chương trình, nội dung, thái độ, trách nhiệm của giáo viên, đặc biệt là hiệu quả chất lượng của các tiết hỗ trợ để kịp thời đôn đốc, chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế trong hoạt động này. Đồng thời, chỉ đạo cho các bộ phận đoàn thể trong nhà trường thực hiện tốt vấn đề giáo dục đạo đức, giáo dục ý thức học tập cho học sinh. Thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện học sinh tích cực”.
- Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm:
Mỗi giáo viên phải xác định rõ dạy hỗ trợ học sinh về năng lực phẩm chất là trách nhiệm, là việc làm thường xuyên. Ngay từ đầu năm học, giáo viên phải lập danh sách học sinh cần hỗ trợ và lên kế hoạch dạy hỗ trợ cho các em. Khảo sát để phân nhóm học sinh. Không dạy tràn lan cho tất cả học sinh theo kiểu học đại trà. Tuyệt đối “không làm cho có” theo kiểu hình thức. Khi thực hiện việc dạy hỗ trợ học sinh về năng lực phẩm chất, giáo viên phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra học sinh để luôn nắm được tình hình học tập của các em. Một mặt là giúp các em có thể nêu lên những thắc mắc về những điều các em chưa hiểu trong tiết học chính khoá để giáo viên có thể giải đáp, đồng thời hướng dẫn cho các em làm bài tập, giải quyết những khó khăn. Mặt khác ở những buổi hỗ trợ này, giáo viên từng bước hỗ trợ, từng bước lấp đầy những chỗ hổng kiến thức của học sinh, giúp học sinh có những kiến thức cơ bản nhất về chương trình học.
Động viên, khích lệ ý thức, thái độ học tập cho học sinh. Giáo viên phải tìm cách khuyên nhủ, nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng mang tính nghiêm khắc, tuyệt đối không được gây áp lực hoặc xúc phạm học sinh;
Thường xuyên kiểm tra đến vở ghi của học sinh, ưu tiên những câu hỏi, những bài tập vừa sức. Điều đáng lưu ý là giáo viên luôn tôn trọng và làm cho học sinh cảm thấy vẫn được tôn trọng, khuyến khích, tuyên dương khen ngợi kịp thời đối với từng tiến bộ, cho dù đó là những tiến bộ nhỏ. Từ đó, các em có lòng tin vào bản thân mình, cảm thấy vẫn còn giá trị với thầy cô, bạn bè và tập thể lớp.
Tổ chức nhóm học tập cho các em. Trong nhóm có đủ các đối tượng học sinh năng khiếu và học sinh cần hỗ trợ… tạo ra phong trào thi đua học tập giữa các tổ. Giáo viên chỉ hướng dẫn cho các em nhóm trưởng giúp đỡ các bạn còn hạn chế (tuyệt đối không
làm thay) và luôn động viên các bạn còn hạn chế năng lực, phẩm chất trong nhóm
mình, trong tổ mình phát biểu ý kiến, trình bày kết quả thảo luận trong tổ để tạo cho các bạn sự tự tin trước tập thể, mạnh dạn trong học tập nhưng cũng không được chê trách bạn khi bạn nói và làm chưa đúng.
4.2.Danh hiệu thi đua:
a. Học sinh được khen thưởng - Chỉ tiêu đối với từng khối lớp:
* Biện pháp:
+ Tập trung thực hiện việc điều chỉnh nội dung dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình; đẩy mạnh việc soạn giảng theo khung kế hoạch bài học; đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức hình thức dạy học theo nhóm để mọi học sinh đều “được học” và “học được”, tạo điều kiện để học sinh trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau về những kiến thức mà các em đã thu nhận được trong các hoạt động học tập, giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong quá trình học tập.
+ Tăng cường dự giờ rút kinh nghiệm tiết dạy; nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn mới, nội dung sinh hoạt nhằm giải quyết các vấn đề về chuyên môn.
+ Trong mỗi tiết dạy, giáo viên cần quan tâm đến từng học sinh, giảng dạy theo yêu cầu điều chỉnh hợp lí để học sinh học tập vừa sức, hiệu quả, sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
+ Thực hiện tốt khâu tuyên truyền – giới thiệu sách, thiết bị đồ dùng dạy học nhằm hỗ trợ tốt cho công tác dạy và học.
Phân công giáo viên có kinh nghiệm, giáo viên còn thiếu tiết theo quy định tham gia bồi bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh có nguy cơ không hoàn thành chương trình lớp học, cấp học vào các buổi chiều và thứ 7 hàng tuần, thường xuyên nhắc giáo viên dạy lớp chú ý quan tâm hướng dẫn động viên các em trong học tập.
b. Giao lưu “Tiếng Việt của chúng em dành cho học sinh dân tộc thiểu số” cấp trường, cấp thành phố, cấp tỉnh.
c. Thi giáo viên dạy giỏi: Đạt cấp trường: 34 giáo viên; cấp thành phố: không thi d. Thi giáo viên chủ nhiệm giỏi: Cấp trường: 28 (xét); Cấp thành phố: 7.
e. Thi giáo viên làm Tổng phụ trách giỏi: Cấp thành phố: 1; Cấp tỉnh: 1.
- Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp theo Thông tư số 22/2019TT- BGDĐT ngày 20/12/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vàcó hiệu lực 12/2/2020.
- Tổ chức Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi theo Thông tư số 43/2012/TT- BGDĐT ngày 26/11/2012 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Điều lệ hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên và Công văn số 1331/SGDĐT-GDTH ngày 10/9/2013 của Sở GD&ĐT.
- Tổ chức Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi theo Thông tư số 52/2012/TT- BGDĐT ngày 19/12/2012 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Điều lệ hội thi giáo viên làm tổng phụ trách đội TNTPHCM giỏi và Công văn số 1330/SGDĐT-GDTH ngày 10/9/2013 của Sở GD&ĐT.
- Kinh phí thực hiện sử dụng kinh phí quỹ phúc lợi tập thể, ngân sách, quỹ hỗ trợ học tập.
e. Hội khỏe Phù Đổng:
- Biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh tham gia Giao lưu tiếng Việt, Hội khỏe Phù Đổng:
Ban giám hiệu cần xây dựng kế hoạch một cách khoa học, cụ thể, tương đối dài hạn và có tính khả thi cao:
Trong đó phải chú ý đến mặt mạnh, mặt yếu của nhà trường ở tất cả các yếu tố: đội ngũ giáo viên và học sinh, tình hình cơ sở vật chất, tài chính, nguồn lực để phục vụ cho công tác bồi dưỡng;
Trong kế hoạch phải thể hiện được mục tiêu, chương trình, đối tượng tham gia, thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học, hình thức thi đua khen thưởng, kinh phí cần sử dụng, thời gian khảo sát chất lượng học sinh năng khiếu, kế hoạch hội thảo rút kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng. Đồng thời, phải được toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh nắm vững.
+ Tổ chức khảo sát, lựa chọn học sinh có năng khiếu gồm 2 bước:
Bước 1: Tập hợp các học sinh có năng khiếu. Xem xét kết quả đạt được ở những năm trước, lấy ý kiến của các giáo viên bộ môn.
Bước 2: Tiến hành kiểm tra những tố chất của học sinh năng khiếu: thông qua học tập trên lớp và các hoạt động giáo dục.
+ Tuyển chọn, phân công nhiệm vụ cho giáo viên bồi dưỡng và giáo viên chủ nhiệm:
Tiêu chí: Giáo viên được phân công bồi dưỡng và giáo viên chủ nhiệm phải có trình độ kiến thức, chuyên môn cao, được công nhận là giáo viên dạy giỏi từ cấp trường trở lên; có năng khiếu thể dục thể thao, văn nghệ; có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề và hăng say với công tác bồi dưỡng; có kỹ năng thiết kế bài dạy tốt, có ý thức tìm tòi, nghiên cứu về chuyên môn.
Yêu cầu: Các giáo viên này sẽ đảm nhận việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu thông qua các tiết “Hỗ trợ Bồi dưỡng”. Đối với học sinh có năng khiếu các môn học, nhiệm vụ bồi dưỡng chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm lớp thông qua các tiết học hàng ngày.
Động viên giáo viên tham gia các phong trào văn, thể, mỹ do các cấp tổ chức; Cùng với đó, tổ chức hội nghị về phương pháp, kinh nghiệm bồi dưỡng; phổ biến những kiến thức đã cập nhật; dự giờ, rút kinh nghiệm trong tổ, nhóm chuyên môn.
+ Tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng:
Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng do Hiệu trưởng làm trưởng ban, phó hiệu trưởng làm phó ban và các tổ trưởng chuyên môn làm ủy viên; Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng; Giáo viên bồi dưỡng thường xuyên khuyến khích động viên học sinh;
Ngoài ra, người quản lý cần làm tốt công tác thi đua khen thưởng, tạo động lực thúc đẩy việc bồi dưỡng; Theo đó, huy động nguồn lực để có nhiều kinh phí khen thưởng cho những học sinh đạt thành tích cao, giáo viên có học sinh năng khiếu, giáo viên bồi dưỡng đội tuyển. Xây dựng khung bậc khen thưởng rõ ràng, chi tiết và thông qua trong Hội nghị viên chức đầu năm để tất cả công chức, viên chức của nhà trường nắm được.
Tổ chức phát thưởng cho học sinh và giáo viên có học sinh đạt thành tích cao trong các phong trào thật long trọng vào các ngày Lễ lớn trong năm, ngày tổng kết năm học;
* Kinh phí chi cho công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu, Thể dục thể thao, Giao lưu tiếng Việt cấp trường được trích từ Quỹ Phục vụ học tập và Quỹ Ban đại diện Cha mẹ học sinh trường. Chi cho công tác bồi dưỡng đội tuyển TDTT cấp thành phố từ ngân sách nhà nước theo văn bản chỉ đạo đã ban hành.