Nâng cao năng lực tài chính

Một phần của tài liệu 03_ MAI ANH DUNG (Trang 93 - 95)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Nâng cao năng lực tài chính

Năng lực tài chính là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao NLCT của công ty. Các chiến lược, chính sách sẽ không được đưa vào triển khai hoặc triển khai thiếu hiệu quả nếu không có nguồn kinh phí đầy đủ. Vì vậy, công ty có thể chú trọng một số giải pháp sau:

Thứ nhất, về huy động vốn

Trong nền kinh tế thị trường, cơ hội huy động vốn phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của các DN. Để đảm bảo công tác huy động vốn được thuận lợi, Công ty cần lưu ý một số nội dung sau: Ưu tiên khai thác tối đa tiềm năng vốn từ nội bộ DN; Đa dạng các hình thức huy động vốn; Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và thực trạng vốn của mình để lựa chọn hình thức huy động vốn thích hợp; Chỉ huy động vốn theo những hình thức được pháp luật cho phép. Hiện nay, Công ty có thể huy động vốn từ các nguồn: Nguồn vốn bên trong DN và nguồn vốn bên ngoài DN.

Đối với nguồn vốn bên trong DN, Công ty phải sử dụng tốt hơn tài sản cố định, huy động toàn bộ tài sản cố định hiện có vào sản xuất kinh doanh. Trong những năm gần đây, Công ty chú trọng vào việc đầu tư thêm các công nghệ hiện đại nên càng phải chú ý tới việc sử dụng tối đa công suất các loại tài sản, thiết bị mới này. Với những tài sản không còn phù hợp, không cần dùng, chưa cần dùng… cần tiến hành thanh lý, nhượng bán ngay để đưa “vốn chết” vào luân chuyển.

Đối với nguồn vốn bên ngoài DN, Công ty phải bảo toàn và tăng tỷ lệ tích lũy từ lợi nhuận của Công ty. Lợi nhuận sau thuế năm 2018 của Công ty giảm 9,05% so với năm 2017 và tăng trở lại trong năm 2019. Điều này thấy rõ, sự nỗ lực của Công ty trong việc tìm lại thị trường, bảo toàn lợi nhuận. Để tăng tỷ lệ tích lũy, cần có sự đồng thuận của các cổ đông để quyết định mức tỷ lệ lợi nhuận mà không gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý nhà đầu tư. Việc tăng tỷ lệ tích lũy lợi nhuận của Công ty cần có lộ trình cụ thể trong giai đoạn từ 5 - 10 năm tới.

Mặt khác, Công ty cần khai thác triệt để các nguồn vốn hiện có, đồng thời phải sử dụng linh hoạt các nguồn vốn và quỹ theo nguyên tắc có hiệu quả và có hoàn trả. Khi nguồn vốn từ bên trong DN không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì DN phải tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài cả trong ngắn hạn và dài hạn. Huy động vốn ngắn hạn: Tín dụng thương mại, vay ngắn hạn các DN khác, vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tài chính, vay vốn và nhận vốn góp của cán bộ công nhân viên trong DN. Huy động vốn dài hạn: Vay có kỳ hạn, thuê mua trả góp...

Thứ hai, về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Tăng cường đổi mới máy móc thiết bị, phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc đầu tư mua sắm tài sản cố định đúng hướng, đúng mục đích, sử dụng có hiệu quả vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn cố định nói riêng. Đồng thời, việc đầu tư đúng mục đích sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí nguyên vật liệu và chống được hao mòn vô hình do tiến bộ khoa học kỹ thuật gây ra, từ đó góp phần gia tăng uy tín cho sản phẩm và khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

Cùng với việc đổi mới máy móc thiết bị, Công ty cần lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp, nhằm nhanh thu hồi vốn và hạn chế hao mòn vô hình, đồng thời đảm bảo giá thành không được cao quá. Ngoài ra, việc tổ chức lao động khoa học, sử dụng thích hợp các đội chuyên môn hóa hoặc các đội tổng hợp, cũng như sử dụng đúng đắn các đòn bẩy kích thích kinh tế cũng có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Thứ ba, về nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý vốn

Việc đầu tư cho đội ngũ cán bộ quản lý sẽ đem lại tỷ suất lợi nhuận và hiệu quả xã hội cao hơn so với đầu tư vào các ngành kinh tế khác nên đội ngũ này đòi hỏi phải được đào tạo tốt hơn để có kiến thức vững vàng và có khả năng lao động sáng tạo... Lao động của cán bộ quản lý là một trong những loại lao động bậc cao, do vậy cần phải tuyển dụng chọn lọc, đào tạo chu đáo

và có chế độ đãi ngộ tương xứng, thỏa đáng.

Tăng cường các hoạt động quản lý tài chính, đổi mới hệ thống QT nội bộ, hoạt động phân tích tài chính, nâng cao năng lực bộ máy tài chính kế toán, tránh thất thoát, thực hiện phân tích và dự báo thống kê nhằm đưa ra các chiến lược, biện pháp quản lý tốt nhất hoạt động tài chính của Công ty. Chủ động công khai minh bạch các hoạt động tài chính để giảm thiểu chi phí, tăng uy tín, giảm rủi ro cho công ty và các đơn vị liên quan

Thứ tư, về đầu tư vốn

Trong thực tế, khả năng thu được lợi nhuận cao thường mâu thuẫn với khả năng an toàn về vốn. Lợi nhuận càng cao thì độ rủi ro càng lớn. Vì vậy, khi quyết định đầu tư vốn, DN cần cân nhắc kỹ lưỡng mức độ an toàn và tin cậy. DN phải am hiểu tường tận những thông tin cần thiết, phân tích những mặt lợi - hại để chọn đúng đối tượng và loại hình đầu tư phù hợp.

Lập kế hoạch SXKD bám sát thực tế để đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh của công ty. Tiếp tục nghiên cứu thực hiện việc thoái vốn tại những đơn vị đầu tư ngoài ngành không mang lại hiệu quả kinh doanh cho Công ty.

Một phần của tài liệu 03_ MAI ANH DUNG (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w