Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu 015.18 (Trang 97 - 99)

IV. NHỮNG HẠN CHẾ, VƯỚNG MẮC TRONG VIỆC XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC VỀ BHXH, BHYT, BHTN

3.1.Nguyên nhân khách quan

2. Hạn chế, vướng mắc trong thực thi pháp luật

3.1.Nguyên nhân khách quan

Quy định của chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN còn nhiều kẽ hở, bất cập, một số quy định không mang tính khả thi.

Hệ thống chính sách BHXH trải qua nhiều thời kỳ nên thiếu tính đồng bộ, thậm chí chồng chéo; một số nội dung mới nảy sinh trong thực tiễn chưa được kịp thời điều chỉnh. Quy định về cách tính thời gian công tác hưởng BHXH cho thời gian làm việc trước năm 1995 của người lao động là hết sức phức tạp, văn bản tra cứu không đầy đủ.

Việc áp dụng pháp luật về BHXH trong giải quyết một số tranh chấp liên quan đến tính thời gian công tác trước năm 1995, cộng nối thời gian công tác... chưa thống nhất giữa cơ quan xét xử với cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan BHXH nên phát sinh vướng mắc trong tổ chức thực hiện, nhiều trường hợp hết sức phức tạp đã tạo áp lực lớn cho ngành BHXH và gây bất bình đẳng trong thụ hưởng chế độ BHXH giữa các đối tượng tham gia.

Chưa có quy định và quy chế phối hợp đồng bộ trong việc xác định và quản lý số lượng đơn vị, doanh nghiệp và số lao động thuộc diện phải tham

gia BHXH, BHYT bắt buộc giữa các đơn vị liên quan từ trung ương đến địa phương.

Cơ quan BHXH mới chỉ được giao chức năng thanh tra chuyên ngành đóng, không có chức năng thanh tra, xử phạt lĩnh vực chi trả và hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN nên khi phát hiện sai phạm, thẩm quyền chỉ dừng lại ở việc ra văn bản yêu cầu đơn vị thực hiện đúng quy định hoặc từ chối giải quyết chế độ, từ chối thanh, quyết toán, sau đó kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc với cơ quan chủ quản để xử lý. Khi cơ quan BHXH kiến nghị xử phạt thì thanh tra các cấp phải xác định lại nên thời gian chờ đợi để xử lý thường kéo dài, trong khi cơ quan có thẩm quyền như thanh tra lao động, thanh tra liên ngành không thể tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên được do không đủ lực lượng.

Mức lãi suất chậm đóng BHXH, BHYT thấp hơn mức lãi suất vay ngân hàng, nên nhiều doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt để chiếm dụng quỹ BHXH, BHYT; mức xử phạt vi phạm thấp, không đủ sức răn đe do số tiền phạt nhỏ hơn so với lợi ích do hành vi chiếm dụng tiền BHXH, BHYT mang lại khiến việc lợi dụng pháp luật để trục lợi càng trở nên phổ biến và nghiêm trọng.

Quy định buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp tiền BHXH, BHYT chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh không khả thi.

BLHS hiện hành đã quy định tội danh cụ thể đối với những hành vi trốn đóng, gian lận BHXH, BHYT, BHTN nhưng hiện vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện.

Nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN còn chưa cao. Người lao động có tâm lý chỉ quan tâm tới lợi ích trước mắt nên không dám đấu tranh đòi hỏi quyền lợi về

BHXH, BHYT, BHTN. Người sử dụng lao động với tâm lý kinh doanh nặng về lợi nhuận nên cũng không quan tâm đến quyền lợi của người lao động, lợi ích chung của toàn xã hội.

Ý thức chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài Nhà nước không nghiêm, không coi trọng việc bảo đảm quyền lợi lâu dài cho người lao động, cố tình kê khai gian lận theo hướng có lợi cho đơn vị, cho cá nhân. Nhiều trường hợp doanh nghiệp và người lao động cùng thống nhất gian lận nhằm trục lợi quỹ BHXH, BHYT, BHTN.

Do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế nên nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, sản xuất, kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả, không có tiền để trả lương cho người lao động, việc nợ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN xảy ra thường xuyên, kéo dài.

Một phần của tài liệu 015.18 (Trang 97 - 99)