VI. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BHXH, BHYT, BHTN
3. Công tác truyền thông
KẾT LUẬN CHƯƠN G
BHXH, BHYT, BHTN là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhà nước đã rất quan tâm để thực hiện tốt chính sách này. Các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ về bảo hiểm, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo hiểm về cơ bản đã đầy đủ. Căn cứ vào quy định của pháp luật, các Tòa án nhân dân đã thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc thụ lý, giải quyết, xét xử các vụ án liên quan đến pháp luật về bảo hiểm, góp phần đáng kể vào công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và thu hồi các khoản tiền nợ bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp.
Thời gian qua, hệ thống chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN đã được bổ sung cơ bản, tạo thuận lợi cho người lao động và nhân dân được đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn xuất hiện tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHTN, BHYT với nhiều hình thức, nhiều mức độ khác nhau. Để đảm bảo tính nghiêm minh trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN, nhiều quy định về xử lý vi phạm pháp luật BHXH, BHYT, BHTN đã được bổ sung như quy định các tội danh trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN trong Bộ luật Hình sự, giao cơ quan BHXH thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN,... Với đặc thù là chính sách an sinh xã hội, ảnh hưởng đến nhiều tổ chức, cá nhân thì trong các yêu cầu chung của công tác xử lý vi phạm pháp luật như yêu cầu đảm bảo nguyên tắc pháp chế, đảm bảo tính hợp lý, đảm bảo các giá trị các quyền con người, đảm bảo kịp thời, đảm bảo nguyên tắc công bằng đã đặt ra một số các yêu cầu đặc thù trong công tác xử lý vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN như đảm bảo quyền lợi cho người lao động, người tham gia BHYT, đảm bảo tài chính quỹ BHXH, BHYT, BHTN,...
CHƯƠNG II