Công trình khoa học nước ngoài

Một phần của tài liệu 7.-Luận-án-Những-vấn-đề-pháp-lý-về-tập-đoàn-kinh-tế-tại-Việt-Nam (Trang 25 - 28)

1.1.2.1. Sách nước ngoài

- Edward M. Graham (2003), Reforming Korea’s industrial

Conglomerates (Cải cách các tập đoàn công nghi ệp Hàn Qu ốc), xuất bản tháng 1 năm 2003. Nội dung cuốn sách này viế t về quá trình cải cách các TĐKT tại

Hàn Quốc sau khủng hoảng kinh tế 1997. Cuốn sách phân tích quá trình phát triển của các TĐKT, lấy mốc là khủng hoảng tài chính tại khu vực châu Á năm 1997. Sau khủng hoảng tài chính, nhiều TĐKT ở Hàn Quốc (còn g ọi là cá c Chaebol) lâm vào tình trạng phá sản. Cuốn sách cho rằng, một trong những điểm làm cho các TĐKT tại Hàn Quốc trở nên suy yếu sau khủng hoảng là mối quan hệ về vốn giữa các TĐKT và Nhà nước. Nếu các TĐKT không có sự hỗ trợ về tài chính của Nhà nước thì các tập đoàn này không th ể phát triển được, do đó, khi gặp vấn đề, khả năng đối phó với các tình huống khẩn cấp của các tập đoàn trở nên yếu hơn. Vì vậy, để tái cấu trúc và cải cách lại TĐKT đòi h ỏi phải tách các TĐKT ra khỏi sự ảnh hưởng của Nhà nước. Đây th ực sự là khuyến nghị, mà Việt Nam cần phải xem xét nghiêm túc, vì thực trạng của các TĐKT tại Hàn Quốc trước năm 1997 và của Việt Nam hiện nay có nhiều điểm tương đồng.

- Lincoln James R, Hikino Takashi, Colpan Asli (2010), The Oxford of Handbook of Business Group (Cẩm nang về tập đoan kinh tế của Đại học

Oxford), đây là cuốn sách có nội dung rất phong phú về TĐKT, cuốn sách này tập hợp các bài viết của nhiều tác giả liên quan đến TĐKT. Cuốn sách được chia làm 3 phần chính: phần 1 về lịch sử phát triển TĐKT trên thế giới, phần 2 về kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về tập đoàn (gồm 3 khu vực chủ yếu là Châu Á, Châu M ỹ Latin, Trung Âu và Châu Phi), ph ần 3 về chính sách kinh tế, quản lý các tập đoàn. Cuốn sách đã thu thập khái niệm về “Tập đoàn kinh t ế” của nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là nội dung mà tác gi ả luận án sử dụng để tìm ra một khái niệm pháp lý phù h ợp nhất cho TĐKT tại Việt Nam.

1.1.2.2. Bài viết tạp chí

- Stanisław Sołtysiński and Andrzej Szumański (2001), Shareholder and Creditor Protection in Company Groups under Polish Law (Cổ đông và các biện pháp b ảo vệ chủ nợ trong tập đoàn kinh tế theo pháp lu ật Ba Lan). Bài viết này phân tích về cổ đông và chủ nợ trong tập đoàn theo pháp luật của Ba Lan. Bài

viết cũng phân tích khái niệm “company group” theo pháp luật Ba Lan. Theo pháp luật Ba Lan, “tập đoàn” được hiểu là hiệp hội nhiều công ty, trong đó có một công ty chi ph ối toàn bộ các công ty còn l ại. Bài viết còn m ột phần nội dung liên quan để cổ đông, và chủ nợ trong các tập đoàn.

- Klaus J. Hopt and Katharina Pistor (2001), Company Groups in Transition Economies: A Case for Regulatory Intervention (Tập đoàn kinh tế tại những nên kinh tế chuyển đổi: Một ví dụ cho sự điều tiết). Bài viết phân tích về TĐKT trong điều kiện kinh tế chuyển đổi. Bài viết chỉ ra rằng, khi nền kinh tế có sự chuyển đổi, cần có m ột cái nhìn mới cho các công ty, v ề chế độ sở hữu, về khung khổ pháp luật, và các TĐKT không nằm ngoài quy luật đó. Để đảm bảo vai trò c ủa các tập đoàn lớn, có ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, cần thiết phải có s ự can thiệp bằng quy định pháp luật để các tập đoàn phát triển đúng hướng, tránh hiện tượng sụp đổ dây chuyền.

- Christine Windbichler (2000), “Corporate Group Law for Europe”: Comments on the Forum Europaeum's Principles and Proposals for a European Corporate Group Law (Luật về tập đoàn kinh tế của Châu Âu:Bình lu ận về các quy định và đề xuất cho pháp lu ật tập đoàn kinh tế ở Châu Âu). Bài viết có n ội dung bình luận về những quy định về TĐKT tại Châu Âu và nh ững kiến nghị đề xuất. Bài viết quan tâm tới những vấn đề quy định pháp luật liên quan đến cạnh tranh, độc quyền, nhãn hiệu của tập đoàn. Bài viết cũng đưa ra một số đề xuất hoàn thiện quy định về TĐKT cho khu vực Châu Âu, tuy nhiên, c ũng đặt ra thách thức về mặt mô hình tổ chức TĐKT

- Huanju Yu, Hans Van Ees, and Robert Lensink (2008), The role of business group in China’s transition (Vai trò của Tập đoàn kinh tế trong quá trình đổi mới của Trung Quốc), nội dung của bài viết về vai trò của các TĐKT trong nền kinh tế chuyển đổi của Trung Quốc. Trong nội dung của bài viết, tác giả phân tích khái niệm về TĐKT tại Trung quốc (ở Trung Quốc gọi là các

Qiyejituan). Theo quy định của pháp luật Trung Quốc hiện nay có khá nhiều khái niệm TĐKT, nhưng đều có ý chính khá giống nhau đó là: các liên k ết được hình thành trên mô hình công ty m ẹ- công ty con, d ựa chủ yếu là các liên k ết về vốn. Theo thông tin t ừ bài viết, đến năm 2004, tại Trung Quốc có tới 2764 TĐKT lớn, trong đó có tới 1546 tập đoàn thuộc sở hữu Nhà nước và đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Bài viết cũng phân tích nguồn gốc hình thành của các TĐKT tại Trung Quốc, là từ các công ty nhà nước có quy mô l ớn, đây cũng là điểm khá tương đồng với Việt Nam. Bài viết cũng chỉ ra một số định hướng phát triển mô hình TĐKT tại Trung Quốc: giảm thiểu sự can thiệp bằng quyền lực nhà nước đối với hoạt động của các TĐKT, nâng cao sức cạnh tranh cho các TĐKT.

- Tarun Khanna and Yishay Yafeh (2007), Business group in emerging markets: paragons or parasites (Tập đoàn kinh tế tại những nền kinh tế mới nổi: điểm tựa hay gánh nặng), Journal of Economic Literature June 2007. Bài viết phân tích về TĐKT tại các thị trường mới nổi. Bài viết chỉ ra rằng có nhiều mô hình TĐKT khác nhau tại các quốc gia mới nổi, bài viết đưa ra 6 mệnh đề, để phân tích vai trò, vị trí của các TĐKT trong sự phát triển tại các quốc gia mới nổi. Trong đó mệnh đề 5, mệnh đề 6 có nhiều vấn đề liên quan đến yếu tố kinh tế tại Việt Nam. Mệnh đề 5: các tập đoàn được thành lập với sự hỗ trợ của Chính phủ, các tập đoàn mở rộng ngành nghề với sự ủng hộ của Nhà nước, điều này tạo ra sự độc quyền cho các tập đoàn. Mô hình này xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Mệnh đề 6: mô hình tập đoàn được hình thành từ nhiều dạng liên kết khác nhau, với mục đích làm tăng quy mô, gia tăng khả năng cạnh tranh.

Một phần của tài liệu 7.-Luận-án-Những-vấn-đề-pháp-lý-về-tập-đoàn-kinh-tế-tại-Việt-Nam (Trang 25 - 28)