Thực trạng pháp luật về hình thành tập đoàn kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu 7.-Luận-án-Những-vấn-đề-pháp-lý-về-tập-đoàn-kinh-tế-tại-Việt-Nam (Trang 94 - 95)

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, TĐKT không phải tiến hàn h thủ tục đăng ký kinh doanh [17]. Quy định này phù h ợp với bản chất pháp lý của mô hình TĐKT và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, từ Nghị định 1 39/2007/NĐ- CP đến Nghị định 102/2010/NĐ-CP đều tạo điều kiện cho công ty mẹ sử dụng cụm từ “tập đoàn” trong thành tố cấu thành tên riêng c ủa công ty mẹ. Quy định này nhằm đáp ứng yêu cầu “chính danh” cho chủ sở hữu tập đoàn nhưng lại tạo ra nhiều hệ lụy pháp lý:

Thứ nhất, Nghị định 139/2007/NĐ-CP, Nghị định 102/2010/NĐ-CP đều không đặt ra điều kiện để các công ty mẹ được sử dụng cụm từ “tập đoàn” khi tiến hành đăng ký kinh doanh, vì vậy nhiều công ty quy mô vốn nhỏ, hoạt động đầu tư đơn ngành nhưng vẫn tiến hành đăng ký kinh doanh dưới tên gọi tập đoàn, với hi vọng cụm từ “tập đoàn” sẽ giúp họ tạo được uy tín với đối tác và thuận lợi hơn trong quá trình kinh doanh. Thực tiễn đăng ký kinh doanh cho thấy, việc đưa cụm từ “tập đoàn” vào tên công ty hết sức đơn giản, giống như việc thành lập một công ty thông thường. Thậm chí, công ty sử dụng cụm từ “tập đoàn” không cần phải chứng minh có công ty con với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Hệ quả là hình thành những “con hổ giấy”, những tập đoàn có năng lực tài chính yếu kém.

Thứ hai, Quy định sử dụng cụm từ “tập đoàn” dẫn đến sự nhầm lẫn giữa tập đoàn và công ty m ẹ trong TĐKT. Cách đặt tên cho công ty m ẹ trong tập đoàn vẫn phải có tiền tố xác định mô hình quản lý công ty như “công ty cổ phần” hay “công ty trách nhiệm hữu hạn” và cụm từ “tập đoàn” chỉ là một cụm từ được sử

dụng vào trong tên của các công ty. Ví dụ: công ty mẹ của tập đoàn Hòa Phát có tên là “Công ty cổ phần tập đoàn Hòa ph át” và tên giao dịch là Tập đoàn Hòa Phát [117]; công ty m ẹ của Tập đoàn vàng bạc đá quá Doji là “Công ty cổ phần tập đoàn vàng bạc đá quý Doji” và tên giao dịch là Tập đoàn Doji [134 ]. Về pháp lý, TĐKT không có tư cách pháp nhân, không độc lập thực hiện các giao dịch, tuy nhiên, do sự nhầm lẫn về tên gọi, những giao dịch, hoạt động của công ty mẹ trong tập đoàn vẫn được hiểu là giao dịch, hoạt động của toàn bộ tập đoàn.

Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Ngh ị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp thay thế cho Nghị định 102/2010/NĐ-CP. Trong nội dung của Nghị định 96/2015/NĐ-CP không có quy định về TĐKT, như vậy việc sử dụng cụm từ “tập đoàn” trong thành tố tên công ty m ẹ không còn cơ sở pháp lý để thực hiện. Đây là một vướng mắc thực tế cho các TĐKT tư nhân khi muốn xây dựng thương hiệu tập đoàn. Trên thực tế, có một số công ty mẹ sử dụng tên gọi tập đoàn kèm theo mô hình công ty, ví dụ: công ty mẹ của Tập đoàn Vingroup: Tập đoàn Vingroup - Công ty CP (theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 59, ngày 23 tháng 12 năm 2015). Thực trạng này cho thấy việc sử dụng cụm từ “tập đoàn” trên thực tế còn chưa có tính thống nhất.

Pháp luật về doanh nghiệp không quy định về thủ tục thông báo việc thành lập TĐKT tư nhân cho cơ quan đăng ký kinh doanh như TĐKT nhà nước. Đây là một vấn đề cần nghiên cứu ở nhiều khía cạnh vì nhu cầu thực hiện thủ tục này của chủ sở hữu tập đoàn là khá cao[133 ].

Một phần của tài liệu 7.-Luận-án-Những-vấn-đề-pháp-lý-về-tập-đoàn-kinh-tế-tại-Việt-Nam (Trang 94 - 95)