Thực trạng pháp luật các hình thức liên kết khác trong tập đoàn kinh tế

Một phần của tài liệu 7.-Luận-án-Những-vấn-đề-pháp-lý-về-tập-đoàn-kinh-tế-tại-Việt-Nam (Trang 103 - 107)

đoàn kinh tế

Liên kết vốn là hình thức liên kết cơ bản trong TĐKT, tạo thành bộ khung cho toàn bộ tập đoàn. Các liên k ết vốn tạo nền cơ cấu bền chặt cho hoạt động của tập đoàn. Tuy nhiên, để mở rộng quy mô, TĐKT có thể tiếp nhận những chủ thể kinh doanh vào tập đoàn thông qua các hình thức liên kết khác như: liên kết về quyền sở hữu công nghiệp, liên kết thông qua quyền khai thác tài nguyên, liên kết thông qua việc công ty mẹ nắm giữ thị trường của công ty thành viên, v.v..

3.2.2.1. Liên kết về quyền sở hữu công nghiệp trong tập đoàn kinh t ế

Có hai hình thức liên kết quyền sở hữu công nghiệp trong TĐKT đó là:

thứ nhất, liên kết giữa các đồng sở hữu chung quyền sở hữu công nghiệp; thứ hai, liên kết giữa chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp và người được chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

Thứ nhất, liên kết giữa các đồng sở hữu chung quyền sở hữu công nghiệp. Các công ty cùng nhau b ỏ vốn để tiến hành xây d ựng, nghiên cứu, sáng tạo các đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng không thành lập một pháp nhân mới, hình thức hợp đồng có điểm tương đồng với hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Sau khi thực hiện việc nghiên cứu thành công, các công ty cùng nhau đăng ký và thực hiện các hoạt động pháp lý nhằm bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp. Giữa các công ty hình thành mối quan hệ chặt chẽ để cùng nhau th ụ hưởng những lợi ích từ quyền sở hữu công nghiệp và xây d ựng cơ chế để bảo vệ quyền sở hữu công nghi ệp đó. Các công ty hoàn toàn độc lập về pháp lý, không chi phối nhau về quản lý, được tự do thực hiện hoạt động kinh doanh trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp. Để thống nhất trong hoạt động quản lý, các công ty trong liên kết thường xây dựng một ban điều hành nhằm đưa

ra các quyết sách chung cho toàn bộ nhóm. Tại Việt Nam, mô hình TĐKT theo dạng đồng cấp như trên chưa được pháp luật quy định. Khung pháp luật của Việt Nam về đồng sở hữu quyền sở hữu công nghiệp còn ch ưa cụ thể. Bộ luật dân sự (2005) chỉ quy định những vấn đề chung liên quan tới sở hữu chung hợp nhất và ghi nhận hình thức sở hữu chung hợp nhất trong sở hữu chung vợ chồn g (Điều 219) và sở hữu chung của cộng đồng (Điều 220) mà không ghi nh ận hình thức sở hữu chung hợp nhất với quyền sở hữu công nghiệp. Pháp luật về sở hữu trí tuệ chỉ quy định về thủ tục để đăng ký trở thành các đồng chủ sở hữu với quyền sở hữu công nghiệp mà không có hướng dẫn cụ thể. Quan hệ giữa các bên trong liên kết hoàn toàn ph ụ thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng liên kết.

Thứ hai, liên kết giữa chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp và người được chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Đây l à một dạng liên kết “mềm” trong TĐKT. Công ty giữ quyền chi phối trong TĐKT không thực hiện việc góp vốn bằng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp vào công ty thành

viên, thay vào đó công ty giữ quyền chi phối chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp cho công ty thành viên. Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được quy định ở mức sơ sài. Khoản 1 Điều 144 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009 quy định về nội dung hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ ở mức độ gọi tên điều khoản mà chưa quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của các bên trong quan hệ. Liên kết phổ biến nhất theo hình thức này là các liên k ết về nhãn hiệu. Theo đó, công ty sở hữu nhãn hiệu cho phép các công ty k hác sử dụng nhãn hiệu của mình nhưng phải chấp nhận một số điều kiện do công ty sở hữu nhãn hiệu đặt ra. Hiện nay liên kết nhãn hiệu trong các TĐKT nhà nước khá phức tạp, do nhãn hiệu tập đoàn có m ột giá trị kinh tế lớn. Nhãn hiệu của những tập đoàn như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel v.v..

tạo lợi thế cho những công ty, đơn vị sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đặc biệt là trong hoạt động đầu tư thương mại. Phạm vi lãnh thổ sử dụng nhãn hiệu tập đoàn lớn, mức doanh thu của tập đoàn và vị thế của tập đoàn tạo niềm tin cho đối tác với các công ty có quyền sử dụng nhãn hiệu [75], để đảm bảo nhãn hiệu tập đoàn không b ị sử dụng bừa bãi, ảnh hưởng đến uy tín của tập đoàn.

Một ví dụ điển hình cho vấn đề trên: Trường hợp liên quan đến dự án Petrovietnam Land mark do Công ty cổ phần Bất động sản xây lắp dầu khí Việt Nam (PVCL) thực hiện. Dự án chậm tiến độ, đã ảnh hưởng rất nhiều đến thương hiệu của Tập đoàn dầu khí, mặc dù Công ty c ổ phần Bất động sản xây lắp dầu khí Việt Nam không phải là một công ty con của Tập đoàn.

Một số TĐKT nhà nước đã ban hành quy chế sử dụng nhãn hiệu và tiến hành thu phí đối với các công ty thành viên. Tuy nhiên, trong n ội dung của quy chế vẫn để mở cơ chế cho phép các công ty tự nguyện xin gia nhập tập đoàn, có đơn xin phép sử dụng nhãn hiệu. Hội đồng thành viên tập đoàn có th ể quyết định miễn phí sử dụng nhãn hiệu cho một số công ty [ 75].

3.2.2.2. Liên kết thông qua quyền khai thác tài nguyên

Công ty mẹ trong TĐKT được Nhà nước cấp giấy phép khai thác tài nguyên, công ty m ẹ giao cho các công ty con ký kết hợp đồng nhận thầu khai thác cho công ty m ẹ. Công ty mẹ sử dụng quyền khai thác tài nguyên để chi phối hoạt động của công ty con. Liên kết này tại Việt Nam rất phổ biến trong TĐKT nhà nước được Nhà nước cấp phép khai thác tài nguyên như: Tập đoàn Công nghiệp than- Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin).

Theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghi ệp than- Khoáng sản Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 212/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 12 năm 2013, một trong những quyền chi phối của công ty mẹ là nắm giữ quyền khai thác tài nguyên. Tại Điều lệ của một số công ty con trong Tập đoàn Vinacomin ( Công ty c ổ phần Than Núi Béo – Vinacomin;

Công ty c ổ phần Than Cọc Sáu – Vinacomin; Công ty c ổ phần Than Đèo Nai – Vinacomin; Công ty cổ phần Than Cao Sơn – Vinacomin; Công ty cổ phần Than Hà Tu – Vinacomin; Công ty cổ phần Than Hà Lầm – Vinacomin; Công ty c ổ phần Than Mông Dương – Vinacomin; Công ty cổ phần Than Vàng Danh - Vinacomin) đều ghi nhận loại quyền chi phối này.

Mặc dù vậy, Nghị định 69/2014/NĐ-CP và các văn bản có liên quan đến TĐKT nhà nước không có quy định về loại quyền chi phối này. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty thành viên trong trường hợp này chưa được pháp luật điều chỉnh cụ thể.

3.2.2.3. Liên kết thông qua việc công ty mẹ nắm giữ thị trường của công ty thành viên

Công ty mẹ trong TĐKT nắm giữ hầu như toàn bộ thị trường của công ty con. Theo đó, hầu hết những sản phẩm dịch vụ của công ty con cung ứng đều cung ứng cho công ty mẹ. Cụ thể:

Trong Điều lệ của Công ty cổ phần Cơ điện Uông Bí - Vinacomin có quy định công ty là công ty con c ủa Tập đoàn Công nghi ệp than - Khoáng sản Việt Nam. Tuy nhiên, trong báo cáo tài chính của Vinacomin năm 2014, Vinacomin chỉ nắm giữ 35,37% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Cơ điện Uông Bí - Vinacomin. Nguyên nhân là do mọi mặt hàng do Công ty cung ứng đều phục vụ cho hoạt động khai thác tài nguyên và ph ục vụ cho hoạt động của Tập đoàn. Tập đoàn Công nghiệp than- Khoáng sản Việt Nam nắm giữ toàn bộ thị trường hàng hóa do Công ty c ổ phần cơ điện Uông Bí - Vinacomin cung ứng, từ đó chi phối các hoạt động của Công ty này.

Tổng công ty Cổ phần dịch vụ tổng hợp dầu khí (Petrosetco) là một công ty thành viên c ủa Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN). Mặc dù không nắm cổ phần chi phối Petrosetco, nhưng Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam

vẫn có thể chi phối hoạt động của Petrosetco, do Petrosetco kinh doanh trong lĩnh vực logistics dầu khí và nắm tới 90% thị phần cung cấp dịch vụ dầu khí.

Hình thức liên kết thông qua việc công ty mẹ nắm giữ thị trường của công ty thành viên v ẫn đang tồn tại trên thực tế, nhưng chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật Việt Nam về TĐKT. Quyền và nghĩa vụ của công ty mẹ, công ty con chỉ được điều chỉnh bởi các quy định trong hợp đồng liên kết.

3.3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH TRONG TẬP ĐOÀN KINH T Ế

Một phần của tài liệu 7.-Luận-án-Những-vấn-đề-pháp-lý-về-tập-đoàn-kinh-tế-tại-Việt-Nam (Trang 103 - 107)