7. Kết cấu luận văn
2.1.2. Một số đặc điểm ảnh hưởng đến mở rộng thị trường tiêu thụ dầu ăn của
dầu
ăn của Công ty dầu thực vật Cái Lân
2.1.2.1. Đặc điểm nguồn lao động Công ty
Nguồn lao động là yếu tố hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhằm đảm bảo năng suất tối đa mà người lao động đem lại cũng như giữ được những người có tay nghề và kiến thức chuyên môn cao thì Công ty cần phải có những chính sách đãi ngộ hợp lý, chế độ lương thưởng xứng đáng với công sức mà người lao động đã bỏ ra... đó sẽ là nguồn lời to lớn trong đối với các doanh nghiệp tư nhân trong hoạt động kinh tế hiện nay.
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của Công ty dầu thực vật Cái Lân từ năm 2019
2016 2017 2018 2019
Tiêu chí
STT Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ
phân loại lượng trọng lượng trọng lượng trọng lượng trọng (Người) (%) (Người) (%) (Người) (%) (Người) (%)
1 Theo giới 1.123 100 1.147 100 1.182 100 1.206 100 tính 1.1 Nam 693 61,70 711 61,98 741 62,69 749 62,10 1.2 Nữ 430 38,30 436 38,02 441 37,31 457 37,90 2 Công việc 1.123 100 1.147 100 1.182 100 1.206 100 2.1 Quản lý, văn 276 24,58 285 24,84 290 24,53 297 24,62 phòng 2.2 Kỹ thuật 271 24,13 278 24,23 286 24,19 293 24,29 viên 2.3 Công nhân 576 51,29 584 50,93 606 51,28 616 51,09 3 Trình độ 1.123 100 1.147 100 1.182 100 1.206 100 văn hóa 3.1 Cao học 13 1,17 17 1,49 21 1,77 26 2,15 3.2 Đại học 362 32,23 373 32,52 394 33,34 405 33,58 3.3 Cao đẳng, 575 51,20 584 50,91 589 49,83 594 49,25 trung cấp 3.4 Cấp 3 173 15,40 173 15,08 178 15,06 181 15,02
(Nguồn: Phòng hành chính – Công ty TNHH DTV Cái Lân ) Căn cứ vào bảng
2.1 có thể thấy được cơ cấu lao động của Công ty có sự gia tăng khá nhiều, năm 2016 chỉ có 1123 người thì đến năm 2019 đã tăng lên 1206 người tăng thêm 6,88%. Cơ cấu trên phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty.
- Về cơ cấu giới tính, giới tính nam chiếm tỉ lệ lớn hơn giới tính nữ, năm 2016 chiếm 61,70% so với giời tính nữ chỉ chiếm 38,30% đến năm 2019chiếm 62,10% còn so với giới tính nữ chỉ chiếm 37,90%. Cơ cấu trên là phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty.
- Về cơ cấu công việc, cũng có sự gia tăng rõ rệt do khi cần có thêm nguồn nhân lực lao động sản xuất và nhân viên kỹ thuật điều hành máy móc thiết bị. Đây là nhóm người trực tiếp phụ trách các hoạt động sản xuất cho các
nhà máy của Công ty. Vì vậy mà họ chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công việc, năm 2016 tổng số lượng nhân viên kỹ thuật và công nhân là 847 người chiếm 75,42% thì đến năm 2019 là 909 người chiếm tới 75,38% tăng thêm 62 người. Còn đội ngũ quản lý, nhân viên trong 4 năm qua ít có sự biến động về số lượng nhân sự khi năm 2016 có 276 người chiếm 24,58% thì đến năm 2019 tăng lên 297 người chiếm 24,62%.
- Về cơ cấu trình độ văn hóa ổn định qua các năm nhất là đã xuất hiện những lao động có trình độ văn hóa có trình độ cao học từ 13 người năm 2016 tăng lên gấp đôi lên 26 người năm 2019, nâng cao chất lượng trình độ công việc của công ty. Những người có trình độ từ trung cấp, cao đẳng chiếm tỉ trọng cao nhất với 575 người chiếm 51,20% vào năm 2016 đến năm 2019 tăng lên 594 người chiếm 49,25%. Tiếp đến là trình độ đại học chiếm 32,23% năm 2016 thì đến năm 2019 đã tăng lên 33,58%. Còn trình độ cấp 3 chiếm tỉ trọng vừa phải không quá lớn.
2.1.2.2. Tinh hình tài chính và kết quả kinh doanh
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2016-2019
ĐVT: tỷ VNĐ
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019
Tổng tài sản 6.721,311 7.121,883 7.554,216 8.011,634
Vốn chủ sở hữu 3.665,178 3.785,663 3.791,524 3.917,874
Doanh thu thuần 10.974,908 11.456,083 12.387,631 12.984,146
Chi phí 862,766 851,517 947,811 1.136,045
Lợi nhuận trước 1.223, 631 1.318,261 1.415,243 1.463,829 thuế
Lợi nhuận sau thuế 887,962 962,311 1.033,128 1.068,595
Biểu đồ 2.1: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế 2016 – 2019
(Nguồn: Phòng kế toán- Công ty TNHH DTV Cái Lân) Dựa vào bảng 2.2 và
biểu đồ 2.1 có thể thấy tổng doanh thu bán hàng của Calofic trong 4 năm luôn đạt trên 10 nghìn tỷ VNĐ. Có thể nói tính đến nay Calofic Trong vòng 4 năm từ 2016 – 2019 tăng 2.009,238 tỷ VNĐ tăng gần 25%, doanh thu tăng nhiều đồng nghĩa với chi phí cũng tăng đã cho thấy chi phí cũng tăng lên đáng kể, việc sản xuất ra nhiều sản phẩm tạo ra doanh thu cao thì việc chi trả các chi phí tất yếu sẽ xảy ra. Mỗi năm một sự thay đổi mới, một cải tiến mới mà Calofic mang lại cho người tiêu dùng đều được ghi nhận. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, các khoản giảm trừ và các loại thuế, phí phải nộp nhà nước Calofic đạt lợi nhuận luôn ở mức khá cao bỏ xa các đối thủ cạnh tranh cùng ngành, cụ thể năm 2016 đạt 887,962 tỷ đồng đến năm 2019 mức lợi nhuận đạt lên 1.068,595 tỷ đồng.
Đặc biệt, theo thống kê năm 2015 lợi nhuận của Calofic đặt bên cạnh một số công ty cùng nhóm ngành cụ thể như sau: gấp gần 13 lần so với dầu thực vật Tường An, gấp 44 lần dầu ăn Golden Hope – Nhà Bè và 119 lần dầu thực vật Tân Bình. Mặc dù ra đời chậm hơn đối đối thủ nhưng Calofic đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường và hiện nay Calofic đã và đang đứng ở vị trí dần đầu trong nhóm ngành sản xuất và kinh doanh dầu thực vật.
2.1.2.3. Đặc điểm về quy trình sản xuất H2O hoặc dung dịch điện ly Rửa H2O dầu Dầu thô Xử lý sơ bộ Hydrat hóa Trung hòa Sấy khử nước Lọc Cặn dầu NaOH Tẩy màu Đất, than hoạt tính Hơi quá nhiệt
trong chân không
Khử mùi Lọc
Dầu tinh luyện
Bã hấp phụ
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hoạt động sản xuất Dầu thực vật của công ty
(Nguồn: Phòng kĩ thuật- Công ty TNHH DTV Cái Lân)
Xử lý sơ bộ: Bắt đầu từi nguyên liệu dầu thô việc sử lý sơ bộ được
tiến hành bằng phương pháp lọc nguội, nguyên lý của phương pháp là: dựa vào sự khác nhau về kích thước các phân tử, người ta cho hỗn hợp đi qua các màng lọc, các tạp chất sẽ bám lên bề mặt màng lọc thành lớp bã lọc, và lớp bã lọc này cũng dần trở thành màng lọc (Tiến hành lọc ở nhiệt độ trong khoảng 15 – 20 phút)
Hydrat hóa: Dựa vào phản ứng hydrat hóa để tăng độ phân cực
của các tạp chất keo hòa tan trong dầu mỡ, do đó làm giảm độ hòa tan của chúng trong dầu. Ngoài ra, tác dụng hydrat hóa còn có khả năng làm giảm chỉ
số acid của dầu do tạp chất keo có tính acid như protein bị kết tủa sẽ kéo theo các tạp chất keo hòa tan khác, làm giảm mức tiêu hao dầu trung tính khi luyện kiềm, tách được một lượng sáp đáng kể.
Trung hòa: Phương pháp chủ yếu dựa vào phản ứng trung hòa acid bằng base. Dưới tác dụng của dung dịch kiềm, các acid béo tự do và các tạp chất có tính acid sẽ tạo thành muối kiềm, chúng không tan trong dầu mỡ nhưng có thể tan trong nước nên có thể phân ly ra khỏi dầu bằng cách lắng (trung hòa gián đoạn) hoặc rửa nhiều lần (dùng máy ly tâm trung hòa liên tục).
Rửa dầu: Nhằm loại bỏ hết xà phòng có trong dầu (ngoài ra protein và các tạp chất nhầy khi gặp nước nóng sẽ trương nhũ ra và tạo thành dạng không hòa tan và tất cả sẽ được tách ra khỏi dầu).
Sấy dầu: Nhằm tách ẩm ra khỏi dầu sau khi rửa, tránh quá trình ôi
hóa do thủy phân, tăng thời gian bảo quản dầu.
Tẩy màu
• Mục đích:
- Loại các hợp chất tạo màu không mong muốn. - Tách loại khỏi dầu lượng phosphoslipid.
- Các sản phẩm oxy hóa và xà phòng còn lại trong dầu.
- Tăng phẩm chất của dầu và tạo được dầu có màu như mong muốn.
Lọc: Nhằm loại bỏ tạp chất và chất hấp phụ. Dầu sau khi tẩy màu cần
được làm nguội rồi dùng máy ép lọc khung bản để phân ly bã hấp phụ và dầu. Dầu sau khi tẩy màu dễ bị oxy hóa nên được chứa trong các bồn tránh tiếp xúc Fe (Fe là xúc tác cho quá trình oxy hóa).
Khử mùi
• Mục đích: Loại bỏ các mùi lạ và các chất gây mùi có trong dầu mà quá trình tẩy màu không loại bỏ được: mùi đất, than.... Dầu sau khi tẩy màu được hút vào thiết bị khử mùi. Dầu được đun nóng bằng hơi gián tiếp lên 220 oC - 250 oC đồng thời rút chân không để khử khí tan trong dầu.
Quy trình công nghệ dầu đóng chai
Dầu đã đạt tiêu chuẩn được chứa trong các bồn chứa trung gian.
Chai đã đạt tiêu chuẩn kiểm tra được đưa vào hệ thống hút bụi tự động và được chuyển lên dây chuyền sản xuất tới vòi bơm dầu.
Dầu được bơm từ bồn trung gian vào chai với lượng đã định sẵn tùy theo yêu cầu.
Dầu đã vào chai được chuyển tới thiết bị đóng nút, tiếp đó được vô màng co, sấy màng co, dãn nhãn, in hạn sử dụng và đóng thùng để vận chuyển và lưu kho.
Như vậy, có thể tóm tắt lại quy trình sản xuất dầu ăn được thực hiện như sau: Bước 1: Khử gum dầu đặc biệt
Mục đích của công đoạn khử gum là các loại chất gum, sáp, photphatit và một phần nhỏ các vết kim loại…có trong một số loại dầu thô ban đầu bằng nước Acid Photphoric ở nhiệt độ thích hợp. Đây là các hợp chất mà nếu không tách loại ra sẽ làm cho dầu thành phẩm không trong suốt và có hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Bước 2: Công đoạn trung hòa dầu (Neutralisation)
Mục đích của công đoạn này là loại các Acid béo tự do có trong dầu mà nếu hàm lượng acid béo tự do cao sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình bảo quản và có hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Để loại acid béo tự do người ta dựa vào phản ứng trung hòa giữa acid béo và sud ở nồng độ và nhiệt độ thích hợp tạo thành xà phòng và xà phòng cùng với gum loại ra ở công đoạn khử gum được máy ly tâm tách loại ra ngoài. Dầu sau tách cặn xà phòng sẽ được rửa nước để loại tối đa hàm lượng xà phòng còn lại trong dầu. Ngoài acid béo tự do được tách loại, quá trình này còn loại trừ được tạp chất cơ học lẫn trong dầu thô và góp phần tẩy được một phần các chất gây màu có trong dầu thô ban đầu.
Mục đích của công đoạn này là sử dụng than hoạt tính và đất hoạt tính để hấp thụ màu dầu và vết xà phòng còn lại trong dầu và các ion kim loại trong điều kiện nhiệt độ và chân không thích hợp làm cho màu dầu trở nên trong hơn.
Chai nhựa nhận
từ kho
Chai vỗ sạch bụi
Dầu sau khử mùi đạt tiêu Có phiếu
chuẩn xuất xưởng chứng nhận
của KCS
Bồn chứa
Vô dầu chai
Đóng nắp Chai không đạt yêu cầu Nhãn nhận từ kho Bỏ màng co Máy sấy màng co Dán nhãn In hạn sử dụng Thùng giấy đã dán đáy Nhập kho
Chai dầu đạt: xếp vào thùng Xếp bao nylon vào thùng
Dán miệng thùng
KCS kiểm tra cấp phiếu nhập kho
Sơ đồ 2.3: Quy trình công nghệ đóng dầu
(Nguồn: Phòng kĩ thuật - Công ty TNHH DTV Cái Lân)
Mục đích của công đoạn này là dùng hơi nước quá nhiệt sục vào dầu ở điều kiện nhiệt độ và chân không thích hợp để lôi cuốn các chất mùi, acid béo tự do còn lẫn trong dầu để loại thải chúng ra ngoài. Ở đây, yếu tố thiết bị và
chế độ công nghệ là rất quan trọng do nó liên quan đến chất lượng dầu thành phẩm sau này khi lưu thông trên thị trường. Dầu tinh luyện sau khử mùi bảo đảm an toàn thực phẩm
Bước 5: Hệ thống đóng gói dầu thành phẩm các loại
Dầu tinh luyện được chiết xuất, đóng vào các chai nhựa PET có dung tích chứa đa dạng từ 0,25 lít đến 20 lít trên dây chuyền thiết bị chiết dầu chai tự động của CHLB Đức, Ý. Các công đoạn này được Calofic nhập khẩu có duy nhất tại Việt Nam.
2.1.2.4. Đặc điểm về thiết bị, máy móc và công nghệ
Công ty dầu thực vật Cái Lân là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực dầu ăn tại Việt Nam. Để nâng cao chất lượng của sản phẩm và giữ vững được thị phần Công ty đã không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống dây chuyền sản xuất được nhập khẩu nguyên chiếc từ các hãng WURTER & SANGER (Mỹ), THYSSEN KRUPP (Đức), DESMET (Bỉ)…Hiện tại Công ty có 2 dây chuyền sản xuất chính là ở Quảng Ninh và Hồ Chí Minh với tổng công suất lên đến 2300 tấn/ngày đêm được lắp đặt trang thiết bị máy móc hiện đại, tự động hóa sản xuất những sản phẩm dầu ăn chất lượng cao. Với phương châm vì chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng, CALOFIC đã áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng khắt khe tiên tiến như ISO 9001-2009, HACCP-2003, không ngừng đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại, nhằm sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt nhất với giá thành hợp lý nhất. Nhờ vậy, các sản phẩm của công ty luôn được người tiêu dùng ưa chuộng và dẫn đầu về thị phần dầu ăn trong nước. Sản phẩm của công ty cũng đã được xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mông Cổ, Lào và Cam-pu-chia.