Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 07_ DO THUY HANH (Trang 96 - 106)

7. Kết cấu luận văn

3.2.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Hiện nay, Calofic có 2 nhà máy sản xuất tại Quảng Ninh, Hồ Chí Minh, hai văn phòng chi nhánh tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, với gần 1.000 nhân viên tính trên toàn quốc với mạng lưới phân phối hơn 10.000 nhà phân phối và đại lý tiêu thụ sản phẩm được xây dựng rộng khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. Với một mạng lưới lớn như vậy Calofic luôn cần bổ sung một đội ngũ nhân lực trẻ, năng động, tâm huyết và sáng tạo, sẵn sàng xây dựng Cái Lân thành một công ty hàng đầu về dầu ăn không chỉ trong nước mà còn cả nước ngoài. Chính vì vậy ngũ nhân viên của công ty luôn cần được tạo những điều kiện làm việc tốt nhất để có thể học hỏi, phát huy khả năng và cống hiến hết mình cho sự phát triển của công ty.

Nội dung giải pháp

Công ty cần tiếp tục tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty nhằm nâng cao chuyên môn, năng lực quản lý, năng lực kĩ thuật… và khả năng tiếp nhận những trình độ khoa học công nghệ cao của thế giới nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của công ty trong tình hình mới hiện nay bằng các biện pháp cụ thể như: đạo tạo tại chỗ, gửi đi học, tiếp nhận những cán bộ công nhân viên có năng lực đáp ứng được nhu cầu khắc khe tại vị trí mà công ty mong muốn.

Trong thời kì đổi mới hiện nay, người lao động cần phải biết chủ động sang tạo trong kinh doanh, bán được nhiều hàng hóa đem lại lợi nhuận cao cho công ty điều đó đòi hỏi người lao động phải có sự cố gắng, phải tự vươn lên, tự trau dồi kiến thức cho bản thân từ đó tăng tính cạnh tranh cho cả công ty

Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo cũng cần phát huy hết khả năng của bản thân cũng cần phải trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng trong công việc, phải biết chủ động sáng tạo linh hoạt trong việc đưa ra những quyết định có tính chất sống còn của công ty. Công ty nên thường xuyên cử cán bộ đi học tập các lớp quản trị kinh doanh, quản trị marketing… để nâng cao trình độ chuyên môn.

Song song với việc đào tạo trong thời gian dài như vậy, công ty cũng cần có những buổi huấn luyện, đào tạo ngắn hạn tổ chức tập huấn nghiệp vụ nhằm bổ sung để cập nhận những kiến thức mới, kỹ thuật mới cho cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi tập huấn nên mời cả những chuyên gia đến để giới thiệu những kinh nghiệm, công nghệ mới cho cán bộ công nhân viên của công ty.

Trong công tác tuyển chọn người mới vào làm trong công ty cần phải có chế độ thi tuyển khách quan và chặt chẽ. Chỉ được tuyển những người có đủ trình độ chuyên môn làm việc, thành thạo ngoại ngữ (ở những vị trí cần đến

ngoại ngữ ), biết sử dụng các máy móc kỹ thuật chuyên môn hiện đại, nhạy

bén, năng động trong công việc. Mời các chuyên gia giỏi có kinh nghiệm trong và ngoài nước làm cố vấn. Có thể liên kết, ký hợp đồng với các trường đại học, trường nghề… để tài trợ sau này có thể tuyển được những sinh viên xuất sắc về làm việc cho Công ty sau khi ra trường.

Mặc khác, Công ty cần phải có chính sách phù hợp, luôn chăm lo đến đời sống của anh em công nhân viên chức, tạo việc làm ổn định cho họ và có lương thưởng xứng đáng để cho họ yên tâm công tác làm việc.

Con người là nhân tố quan trọng trong bất kì hoạt động nào của sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy công ty cần phải chú trọng, đầu tư nhằm phát triển nguồn nhân lực một cách hợp lý thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh.

 Điều kiện thực hiện

- Cần có sự quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo một cách phù hợp

- Cần xây dựng những chính sách, chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực thực sự để duy trì nhân tài bên trong công ty và thu hút người tài vào công ty.

- Cần có sự đầu tư, tạo mọi điều kiện cho người lao động được bồi dưỡng trao dồi kinh nghiệm, kiến thức, tiếp xúc giao lưu với những chuyên gia trong ngành.

3.2.8. Tổ chức quản lý điều hành kinh doanh

Mục tiêu giải pháp

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay sự cạnh tranh giữa các công ty là vô cùng gay gắt, để có thể tìm được một người bạn hàng uy tín và tin cậy có chất lượng là điều vô cùng khó khăn. Chính vì vậy sự kết hợp giữa quản lý và bán hàng là vấn đề vô cùng quan trọng. Vì vậy cần có những phương thức và đường lối chỉ đạo kinh doanh để công ty không chỉ đững vững mà còn tạo ra lợi nhuận.

 Nội dung giải pháp

Công ty cần tiến hành sắp xếp mạng lưới kinh doanh sao cho phù hợp. Các cán bộ cần có sự luân chuyển giữa các phòng ban để nâng cao

chuyên môn, nghiệp vụ để không chỉ hiểu biết lẫn nhau giữa các phòng ban, các đơn vị trong toàn công ty.

Đưa ra những chính sách nhằm tăng cường trách nhiệm của cán bộ công nhân viên đối với mọi hoạt động của công ty, phát huy hết khả năng và năng lực của họ. Công ty cần tổ chức bộ phận tiếp thị, kinh doanh sao cho phù hợp, cần có đội ngũ nhân viên giỏi để nghiên cứu thị truờng để có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn, chính xác trong hoạt động kinh doanh.

 Điều kiện thực hiện

- Cần có đội ngũ giỏi về hoạt động kinh doanh

- Đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên kinh doanh mới

Tiểu kết chương 3

Trong những năm tháng hoạt động sản xuất kinh doanh việc tìm hiểu, đầu tư, mở rộng thị trường để đem đến những sản phẩm dầu ăn đạt tiêu chuẩn tốt nhất đến cho khách hàng luôn là mục tiêu nhất quán mà Cái Lân muốn đạt đến. Tuy vậy dù là doanh nghiệp có mạng lưới, lượng khách hàng tiêu thụ lớn nhất Việt Nam thì Cái Lân cũng có những hạn chế mắc phải nếu muốn mở rộng hơn nữa mạng lưới dầu ăn của mình.

Chính vì vậy, để khắc phục được những hạn chế đó Công ty cần phải có những giải pháp thật là quyết liệt, hữu hiệu nhằm hướng tới việc mở rộng thị trường tiêu thụ dầu ăn. Trước thực trạng đó trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả có đưa ra một vài giải pháp trong việc mở rộng này, đó là:

- Đa dạng hóa sản phẩm

- Nâng cao chất lượng sản phẩm - Xây dựng chính sách giá

- Xây dựng kênh phân phối - Đẩy mạnh hoạt động Marketing - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Tổ chức quản lý điều hành kinh doanh

Để quá trình mở rộng thị trường tiêu thụ dầu ăn của Công ty dầu thực vật Cái Lân có hiệu quả, Công ty cần phải có sự kết hợp không chỉ những yếu tố bên trong lẫn bên ngoài mà còn cần phải biết cách áp dụng những giải pháp một cách phù hợp với từng thời điểm, từng giai đoạn, từng khu vực, từng thị trường, từng loại khách hàng cụ thể. Bên cạnh đó thì vai trò của Nhà nước, Chính phủ là điều mà Công ty không được phép bỏ qua vì nó vô cùng đặc biệt quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất, kinh doanh cũng như mở rộng thị trường dầu ăn của doanh nghiệp

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận

Nền kinh tế thị trường phát triển kéo theo đó là hàng loạt các chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thị trường…mở ra cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam những cơ hội phát triển lớn nhưng đồng thời cũng mang đến những khó khăn.Thị trường đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp; mở rộng thị trường, giữ vững và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường là mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Vì thế, chiến lược mở rộng thị trường ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết, đặc biệt trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Công ty TNHHDầu thực vật Cái Lân trong thời gian vừa qua đã có sự quan tâm đến hoạt động mở rộng thị trường và đạt được một số thành tích nhất định. Tuy nhiên công ty cũng cần có những đổi mới trong hoạt động nghiên cứu và mở rộng thị trường để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn trong tương lai. Luận văn thạc sỹ đề tài: “Mở rộng thị trường tiêu thụ

các sản phẩm dầu ăn tại Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân” đã đạt được

một số kết quả sau:

Một là, luận văn đã nêu được những lí luận chung về thị trường và nội dung mở rộng thị trường của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Các khái niệm, các vấn đề liên quan đến chiến lược mở rộng thị trường được trình bày trong Chương I của luận văn.

Hai là, trên cơ sở những lý luận chung vềmở rộng thị trường của các doanh nghiệp, tác giả đã vận dụng những kiến thức đó vào việc phân tích thực trạngmở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân. Thông qua việc nghiên cứu, đánh giá, phân tích, luận văn đã đưa ra cái nhìn vềmở rộng thị trường tại Công ty.

Ba là, từ các thành tích và tồn tại trong việc mở rộng thị trường tại Công ty đã tìm hiểu được, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc mở rộng và phát triển các sản phẩm dầu ăn tại công ty.

Tác giả hi vọng kết quả của luận văn sẽ cung cấp cho các nhà quản trị của Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân có cái nhìn về thực trạngmở rộng thị trường tại công ty, và các giải pháp đưa ra trong luận văn sẽ được cân nhắc, đưa vào áp dụng để hoạt động phát triển thị trường tại Công ty ngày càng hoàn thiện hơn.

2. Khuyến nghị

Khuyến nghị với Nhà nước

- Các giải pháp về thuế và pháp luật

Trong những năm vừa qua hệ thống về thuế và các quy định pháp luật của Việt Nam đã có nhiều sửa đổi cho phù hợp với sự phát triển của đất nước, dù vậy vẫn còn tồn tại nhưng điểm bất hợp lý có ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển mở rộng thị trường. Do đó vấn đề cấp bách hiện nay chính là cần phải có sự đổi mới hệ thống chính sách về thuế và các điều trong luật pháp hiện hành để phù hợp với chiến lược mở rộng thị trường.

Đầu tiên là về việc cải cách hệ thống thuế trước hết là vẫn phải đảm bảo cho ngân sách Nhà nước sao cho Nhà nước có đủ nguồn ngân sách để thực hiện những kế hoạch phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhưng đồng thời phải đảm bảo phù hợp để khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong việc mở rộng thị trường kinh doanh nói chung và mở rộng thị trường dầu ăn nói riêng. Thêm vào đó, chính sách thuế đưa ra cần phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Tiếp theo là Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc mở rộng thị trường kinh doanh nhưng cũng phải nghiêm khắc đủ sức răn đe với những doanh nghiệp thực hiện những hành vi xấu, trái với pháp luật.

- Đảm bảo ổn định kinh tế, mở rộng hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới.

Có thể nói rằng sự ổn định kinh tế là nhân tố vô cùng quan trọng cho việc phát triển và mở rộng thị trường kinh doanh cho các doanh nghiệp trong

nước muốn làm ăn trong nước hoặc nước ngoài hay các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam. Để khuyến khích những hoạt động kinh doanh này ngoài việc ổn định về chính trị và kinh tế chúng ta còn cần giữa vững lập trường hòa bình, đẩy mạnh quan hệ hợp tác hữu nghị với các quốc gia trong khu vực và thế giới nhưng cũng cần phải cứng rắn trong những trường hợp cần thiết.

- Tạo môi trường kinh doanh thuật lợi

Nhà nước cần phải tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động phát triển mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Việc mở rộng thị trường của các doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đây là một giải pháp cần có sự phối hợp từ chính phủ đến các ban ngành và các định chế trong xã hội để giúp cho các doanh nghiệp phát triển và mở rộng.

Danh MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Công Thương (2018), Bản tin thị trường thương mại của trung tâm

thông tin công nghiệp thương mại, Hà Nội.

2. Trương Đình Chiến (2012), Giáo trình quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

3. Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân (2016-2019), Báo cáo kết quả kinh

doanh của phòng Tài chính – kế toán, Quảng Ninh.

4. Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân (2016 – 2019), Báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh từ năm 2016 đến năm 2019, Quảng Ninh.

5. Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân (2016 – 2019), Báo cáo sản lượng

hàng năm từ năm 2016 đến năm 2019, Quảng Ninh.

6. David Begg (Người Dịch: Nhóm Giảng Viên Khoa Kinh Tế Học Đại Học Kinh Tế Quốc Dân - Hiệu Đính: Trần Phú Thuyết) (2007), Kinh tế học, NXB Thống Kê, Hà Nội.

7. Nguyễn Thành Độ (2009), Văn hóa trong kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

8. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2012), Giáo trình quản trị kinh

doanh, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

9. Trần Minh Đạo (2006), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

10. Đặng Đình Đào (2019), Kinh tế thương mại, NXB Lao Động - Xã Hội,

11. Hoàng Minh Đường, Nguyễn Thừa Lộc (2005), Giáo trình Quản trị

doanh nghiệp Thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

12. Edward Blackwell (2010), Kế hoạch kinh doanh, NXB Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

14. Trương Thị Thu Hà (2009), “Phương hướng và biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ ôtô của công ty Mercedes - Benz Việt Nam”, Luận án

tiến sĩ, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.

15. Huỳnh Đức Luận (2015), “Mở rộng thị trường tiêu thụ dầu ăn tại Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Cái Lân”, Luận án Tiến sĩ QTKD và

Quản Lý, Đại Học Thăng Long, Hà Nội.

16. Phạm Nguyên Minh (2012), “Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Viện nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương, Hà Nội.

17. Martin Fridson, Fernando Alvarez (2015), Phân tích báo cáo tài chính, Nhiều dịch giả, NXB kinh tế TPHCM.

18. Nguyễn Năng Phúc (2009), Phân tích kinh doanh, NXB Tài chính, Hà Nội.

19. Đào Thị Minh Thanh, Nguyễn Sơn Lam (2009), Nghiên cứu Marketing, NXB Tài Chính, Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Cẩm Thủy (2018), "Mở rộng thị trường kinh doanh ra nước ngoài- hướng đi mới của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí

Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 191- Tháng 4. 2018

21. Thanh Thư (2018), FastGo mở rộng thị trường tại Đà Nẵng,

https://startup.vnexpress.net/tin-tuc/xu-huong/fastgo-mo-rong-thi-truong- tai-da-nang-3806836.html

22. Nguyễn Thị Thanh Tâm, Hanoi IEC (July 2008), Market Research

Report On Printing And Packaging Industry In Việt nam.

23. Hoàng Tuyết (2019), Mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm Việt có

thế mạnh, Báo điện tử Baomoi.vn.

24. Bùi Anh Tuấn, Nguyễn Hoàng Nam (2006), Quản trị tài chính doanh

nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

25. Phạm Hồng Tú (2012), “Phát triển thị trường hàng bán lẻ tiêu dùng ở

Một phần của tài liệu 07_ DO THUY HANH (Trang 96 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w