7. Kết cấu luận văn
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thì công ty dầu ăn Cái Lân vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục:
- Mặc dù trong những thời gian qua công ty đã rất chú trọng trong việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhưng với năng lực, khả
năng và trình độ hiện tại thì vẫn cần được nâng cao thêm để đáp ứng được với nhu cầu trong thời kỳ đổi mới và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Công tác nghiên cứu thị trường vẫn còn hạn chế, hoạt động nghiên cứu marketing xuất khẩu chưa được đầu tư thích đáng và chưa đem lại được hiệu quả cao. Lực lượng bán hàng của công ty ra thị trường nước ngoài còn yếu về mặt ngoại ngữ nên khả năng giới thiệu sản phẩm chưa đc tốt.
- Công ty còn phải đối mặt với nhiều đối cạnh tranh kinh doanh cùng loại sản phẩm không chỉ ở trong nước mà còn từ nước ngoài.
- Một số dòng sản phẩm như dầu ô liu Olivoila, dầu ăn Orchid chưa thực sự nổi bật là vì giá thành của sản phẩm khá cao, nó được xếp vào dòng cao cấp chỉ phù hợ với khách hàng có thu nhập cao, hai là việc quảng bá các sản phẩm này chưa thực sự đẩy mạnh, nổi trội và chiếm được sự yêu thích của khách hàng. Vì vậy Calofic muốn thực sự thu được nhiều doanh thu từ các sản phẩm này cần xây dựng lại hệ thống quy chuẩn bán hàng và phát triển nó.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Những tồn tại trên xuất phát từ những nguyên nhân sau: Nguyên nhân chủ quan
- Đội ngũ đại diện, người lao động phần lớn tuy có trình độ nhưng chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ một cách chuyên môn có chính quy.
- Chi phí tăng qua các năm là do việc đa dạng hóa sản phẩm, quảng cáo mở rộng thị trường, mua thêm trang thiết bị máy móc,…để phục vụ việc phát triển thị trường của công ty. Ngoài ra, nguồn cung ứng các nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất như nguồn nguyên vật liệu, điện, nước, xăng, dầu cũng gây đến những ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên
cần có những điều chỉnh lại để tránh việc gây lãng phí gây tổn thất cho công ty.
- Các hoạt động xúc tiến thương mại với quốc tế còn mới mẻ nên công ty vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
- Thị trường dầu ăn tại Việt Nam không chỉ lớn mà còn có rất nhiều tiềm năng nên thị trường cạnh tranh giữa các Công ty sản xuất dầu ăn là vô cùng khốc liệt.
- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện hàng giả, hàng nhái của thương hiệu dầu thực vật Cái Lân, điều này sẽ cho người tiêu dùng có sự nhầm lẫn, làm giảm hình ảnh, uy tín cũng như thương hiệu của Công ty trước khách hàng.
- Tỷ giá hối đoái thường xuyên biến động làm ảnh hưởng tới việc tính giá thành và định giá sản phẩm của Công ty.
Tiểu kết chương 2
Tại chương 2 này tác giả đã nêu khái quát cơ bản về lịch sử của Công ty TNHH Dầu Thực Vật Cái Lân, trong gần 25 năm hình thành và phát triểnCông ty đã trải qua những chẳng đường dài đầy khó khăn và thử thách. Tuy vậy, nhờ lỗ lực hết mình cũng như đường lối đúng đắn của ban lãnh đạomà Công ty đã có những bước tiến vượt bậc trong thị trường dầu ăn tại Việt Nam trong những năm gần đây.
Thông qua việc phân tích thực trạng tiêu thụ dầu ăn của Công ty trong suốt 4 năm qua (2016 - 2019) tác giả cũng đã phân tích tình hình của Công ty qua những nội dung như:
- Năng lực sản xuất và các sản phẩm tiêu thụ - Thị trường tiêu thụ
- Thương hiệu của Công ty - Kỹ thuật công nghệ
Cho thấy được những thành công mà công ty đã đạt được trong những năm qua cũng như những yếu kém vẫn còn tồn tại trong quá trình hoạt động.
Từ những yếu kém được nêu nên tại chương 2 sẽ là những bước tiền đề để tác giả sẽ đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đang còn tồn tại và đưa ra những biện pháp tại chương 3 nhằm để giúp Công ty tiếp tục phát triển hơn nữa.
Chương 3
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ DẦU ĂN TẠI