Các quan điểm nâng cao hiệu quả đánh giá cán bộ, công chức có thể xác định là:
1/ Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) tại Điều 4 quy định: "Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam…, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Một trong những phương diện lãnh đạo quan trọng bậc nhất là lãnh đạo thông qua công tác cán bộ.
Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết bảo đảm sự điều chỉnh chính trị - pháp lý cán bộ, công chức...Việc đánh giá có phương hướng, mục tiêu, chính sách, đường lối tổ chức cán bộ đúng đắn để chính quyền và các tổ chức khác của hệ thống chính trị đánh giá đúng cán bộ, công chức,qua đó thực hiện được các mục tiêu nhiệm vụ của mình.
Nguyên tắc Đảng lãnh đạo là nguyên tắc xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng.
2/ Đánh giá cán bộ, công chức phải hướng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngày một chính quy, hiện đại có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn cao, "vừa hồng vừa chuyên" có đủ năng lực thực thi nhiệm vụ;
3/ Nâng cao hiệu quả đánh giá cán bộ, công chức phải tiến hành một cách đồng bộ. Điều đó đòi hỏi các giải pháp nâng cao phải bao quát tất cả các yếu tố bảo đảm hiệu quả: pháp luật, thực hiện pháp luật, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức Đảng, chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức,
đơn vị; gắn với việc nâng cao ý thức của người lãnh đạo, quản lý và công chức, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức; công tác giám sát, kiểm tra, xử lý, v.v.[41].