Quản trị các khoản phải thu

Một phần của tài liệu DoanBichNgoc (Trang 34)

Trong quá trình sản xuất kinh doanh để khuyến khích ngƣời mua, doanh nghiệp thƣờng áp dụng phƣơng thức bán chịu đối với khách hàng. Điều này có thể làm tăng thêm một số chi phí do việc tăng thêm các khoản nợ phải thu từ phía khách hàng nhƣ: Chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ…Đổi lại doanh nghiệp cũng có thể tăng thêm đƣợc lợi nhuận nhờ mở rộng số lƣợng sản phẩm tiêu thụ. Quy mô các khoản phải thu chịu ảnh hƣởng của các nhân tố sau:

- Thứ nhất: Khối lƣợng sản phẩm hàng hóa bán chịu cho khách hàng. - Thứ hai: Sự thay đổi theo thời vụ của doanh thu đối với các doanh nghiệp sản xuất có tính chất thời vụ, trong những thời kỳ sản phẩm của doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ lớn cần khuyến khích tiêu thụ để thu hồi vốn.

- Thứ ba: Thời hạn bán chịu và chính sách tín dụng của doanh nghiệp: đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm có đặc điểm sử dụng lâu bền thì kỳ thu tiền bình quân thƣờng dài hơn các doanh nghiệp ít vốn.

* Mối quan hệ giữa quản trị tài sản ngắn hạn và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Việc quản trị tài sản ngắn hạn có một ý nghĩa hết sức quan trọng, nó quyết định các loại tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có đƣợc quản lý hiệu quả hay không? khi các tài sản đƣợc quản lý hiệu quả, chặt chẽ thì đó sẽ là cơ sở để doanh nghiệp sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn. Ví dụ, doanh nghiệp quản trị tốt các khoản tiền và tƣơng đƣơng tiền tức là doanh nghiệp hiểu, nắm bắt đƣợc khoản tài sản này của họ nhƣ số lƣợng bao nhiêu? vòng quay bao nhiêu? chi tiết từng loại tài sản nhƣ tiền mặt, tiền đang chuyển, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ là bao nhiêu? thời hạn và lãi suất bao nhiêu?... thì doanh nghiệp sẽ có phƣơng án sử dụng hiểu quả các khoản tiền và tƣơng

đƣơng tiền. Tƣơng tự đối với khoản mục hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn khác cũng nhƣ vậy.

Có thể nói việc quản trị tài sản nói chung và tài sản ngắn hạn nói riêng có ảnh hƣởng trực tiếp và tiên quyết đến việc sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp sử dụng hiệu quả và có phƣơng án để nâng cao khả năng sinh lời của tài sản.

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thiết kế luận văn

2.1.1. Kết cấu luận văn

Luận văn bao gồm: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận:

Phần mở đầu: Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.

Phần nội dung: Trình bày những cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, đánh giá những kết quả thu thập đƣợc.

Phần kết luận: Tóm tắt lại những mặt thành công của luận văn, đồng thời chỉ ra những giới hạn chƣa giải quyết đƣợc, kiến nghị về hƣớng nghiên cứu tiếp theo.

Các nội dung khác: Tóm tắt luận văn, mục lục và danh mục bảng biểu, hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, lời cảm ơn.

Phân tích các bảng số liệu: Phân tích xu hƣớng thông qua so sánh số liệu giữa các năm 2013 đến 2015 về cả số tuyệt đối và số tƣơng đối. Trên cơ sở đó, phân tích tốc độ phát triển hàng năm và bình quân cả giai đoạn nghiên cứu.

Phân tích Cơ cấu thông qua so sánh giữa các thành phần.

Phải rút ra những kết luận về xu hƣớng thay đổi và giải thích nguyên nhân và những nhân tố tác động.

Phân tích mối quan hệ giữa các tiêu chí để chỉ ra mối quan hệ giữa các biến số cần nghiên cứu.

2.1.2. Quy trình nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, tác giả thực hiện theo tuần tự các bƣớc nghiên cứu nhƣ sau:

Bƣớc 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý luận tài sản ngắn hạn và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp.

Bƣớc này chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu tại chƣơng 1 và chƣơng 3. Trong chƣơng này tác giả chủ yếu thu thập tài liệu trên các giáo trình của Học viện Tài chính, Kinh tế quốc dân, các tạp chí kinh tế tài chính.

Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập dữ liệu trên các báo, tạp chí kinh tế tài chính; các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tham khảo trên thƣ viện luận văn.

Trong phần này tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để liệt kê, trình bày những khái niệm cơ bản, những nội dung quan trọng trong chƣơng 1.

Bƣớc 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn giai đoạn 2013-2015. Tiến hành phân tích thực trạng tài sản ngắn hạn và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty cổ phần dinh dƣỡng Việt Nam.

Bƣớc này chủ yếu phục vụ cho chƣơng 3. Trong bƣớc này tác giả thu thập số liệu thứ cấp dạng thô trên các báo cáo tổng kết, báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán của Công ty cổ phần dinh dƣỡng Việt Nam. Các số liệu này đƣợc xử lý bằng phần mềm Excel.

Trong chƣơng này tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích và so sánh để thu thập thông tin, phân tích số liệu về tình hình quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn, đánh giá cụ thể những kết quả làm đƣợc, những hạn chế, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong việc quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty cổ phần dinh dƣỡng Việt Nam giai đoạn 2013-2015.

Phân tích đánh giá những mặt làm đƣợc, chƣa làm đƣợc của các nghiên cứu trƣớc đó để tìm ra những khoảng trống, những điểm mới của các tác giả trƣớc chƣa thực hiện.

Bƣớc 3: Trên cơ sở kết luận phân tích thực trạng quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty cổ phần dinh dƣỡng Việt Nam.

Bƣớc này chủ yếu phục vụ cho chƣơng 4. Trong bƣớc này tác giả chủ yếu thu thập dữ liệu thứ cấp dựa vào các tài liệu trên cổng thông tin của Bộ Tài chính, các bài viết, các bài báo trên các tạp chí để đƣa ra những nhận định, đề xuất những giải pháp tăng cƣờng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty cổ phần dinh dƣỡng Việt Nam.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp luận chung

Phƣơng pháp luận của đề tài đƣợc thực hiện trên quan điểm toàn diện, biện chứng và logic. Ngoài ra, quan điểm biện chứng còn đƣợc tiến hành phân tích trong mối quan hệ tác động qua lại, tƣơng tác tùy thuộc vào đối tƣợng phân tích với mục đích cung cấp thông tin sâu rộng nhất.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin

Thu thập dữ liệu là một công việc quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Mục đích của thu thập dữ liệu nhằm làm cơ sở cho lý luận hay minh chứng cho giả thuyết hoặc tìm ra bản chất của vấn đề nghiên cứu.

- Đối với công ty cổ phần dinh dƣỡng Việt Nam thì các dữ liệu cần thu thập bao gồm:

+ Báo cáo tài chính của Công ty năm 2013, 2014, 2015 và 6 tháng đầu năm 2016.

+ Báo cáo về định hƣớng phát triển của Công ty cổ phần dinh dƣỡng Việt Nam

+ Các thông tin cơ bản về kinh tế, xã hội có tác động đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty

+ Báo cáo tài chính năm 2013, 2014, 2015 của một số công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi

- Nguồn dữ liệu đƣợc thu thập:

+ Công ty cổ phần dinh dƣỡng Việt Nam

+ Các trang web điện tử: Công ty cổ phần dinh dƣỡng Việt Nam, Bộ Tài chính, niên giám thống kê, ...

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu, phân tích số liệu

Các dữ liệu đƣợc thu thập sẽ đƣợc kiểm tra, nhập và xử lý trên Word, Excel, đồng thời đƣợc trình bày thông qua bảng biểu, đồ thị,... Các phƣơng pháp cơ bản để phân tích, xử lý số liệu gồm:

a/ Phương pháp thống kê

Phƣơng pháp thống kê là việc sử dụng, thu thập, hệ thống hóa, xử lý các số liệu thống kê trong một thời gian dài nhằm đảm bảo tính ổn định, lâu dài, độ tin cậy của số liệu thống kê và thông qua các số bình quân, số tuyệt đối, số tƣơng đối để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu.

Sử dụng phƣơng pháp thống kê ta sẽ có đầy đủ số liệu trong báo cáo tài chính từ năm 2013-2015 của công ty và một số doanh nghiệp lớn trong ngành thức ăn chăn nuôi nhƣ Công ty TNHH Emivest Việt Nam, Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam,... làm cơ sở phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nhƣ tốc độ chu chuyển của tài sản ngắn hạn, hệ số sinh lợi của tài sản ngắn hạn.

b/ Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm nghiên cứu các sự kiện, hiện tƣợng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung,

các chỉ tiêu có tính chất đặc thù nhằm đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động. Đối với công ty cổ phần dinh dƣỡng Việt Nam thì:

+ Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn đƣợc tách ra phân tích trên cơ sở các bộ phận cấu thành nhƣ tiền, đầu tƣ ngắn hạn, các khoản phải thu, tài sản ngắn hạn khác và ảnh hƣởng của các bộ phận cấu thành lên tài sản ngắn hạn, từ đây cũng có đƣợc cái nhìn cụ thể về tồn tại của từng bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn

+Sau khi phân tích từng yếu tố cấu thành nhƣ tiền, đầu tƣ ngắn hạn, các khoản phải thu, tài sản ngắn hạn khác thì kết quả sẽ đƣợc tổng hợp lại để phân tích cơ cấu tài sản ngắn hạn nhằm mục đích phân tích tính hợp lý của tài sản ngắn hạn tại công ty.

+ Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thông qua các chỉ tiêu nhƣ tốc độ chu chuyển của tài sản ngắn hạn, hệ số sinh lợi của tài sản ngắn hạn,... trong thời gian 2013, 2014, 2015. Từ đó, tìm ra sự khác biệt của từng năm, theo dõi đƣợc sự biến động qua các năm và tìm ra xu hƣớng.

c/ Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét mỗi chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phƣơng pháp đơn giản và đƣợc sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh.

Các chỉ tiêu đƣợc lựa chọn để so sánh là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nhƣ tốc độ chu chuyển của tài sản ngắn hạn, hệ số sinh lợi của tài sản ngắn hạn,....

+ Các chỉ tiêu trên của công ty cổ phần dinh dƣỡng Việt Nam đƣợc xác định năm trƣớc liền kề làm số gốc để so sánh các chỉ tiêu của công ty cổ phần dinh dƣỡng Việt Nam trong từng năm (2013, 2014, 2015) nhằm đánh giá mức độ tăng trƣởng tài sản ngắn hạn của công ty qua từng năm

+ Các chỉ tiêu trên của công ty cổ phần dinh dƣỡng Việt Nam để so sánh với một số doanh nghiệp khác cùng ngành nhƣ Công ty TNHH Emivest Việt Nam, Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam,... nhằm đánh giá việc sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần dinh dƣỡng Việt Nam so với các doanh nghiệp tƣơng tự có hiệu quả hơn hay không.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DINH DƢỠNG VIỆT NAM

3.1. Khải quát về Công ty Cổ phần Dinh dƣỡng Việt Nam

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty

Công ty Cổ phần Dinh dƣỡng Việt Nam đƣợc thành lập ngày 11/10/2007, thƣờng viết tắt là VINUCO. Công ty có trụ sở chính tại Phòng 1612-OCT1- DN1, X1, khu đô thị Bắc Linh Đàm, phƣờng Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Có Văn phòng giao dịch: Phòng 326, N02 DN1, bán đảo Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội và có nhà máy tại Km43-thị trấn Lai Cách, Cẩm Giàng, Hải Dƣơng.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của công ty

* Ngành, nghề kinh doanh chính

- Sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi;

- Xuất nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi;

- Kinh doanh giống vật nuôi, thiết bị chăn nuôi, thực phẩm sạch. * Định hƣớng phát triển và triết lý kinh doanh của Vinuco

Vinuco phấn đấu trở thành công ty đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng lựa chọn nhất với sứ mệnh của Vinuco là Sáng tạo, cũng là tinh túy của sự khác biệt và giá trị cốt lõi: 4T “Tín -Tâm -Tầm -Tốc”. Trong đó đƣợc cụ thể hóa nhƣ sau:

- Tín: Có lòng tin là có tất cả; Tâm: Khi tâm sáng thì thần sẽ minh mẫn, sáng suốt để tạo ra các giải pháp có giá trị nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng; Tầm: Luôn trau dồi học hỏi để nâng cao tầm hiểu biết, khả năng sáng tạo, quản lý và lãnh đạo; Tốc: Vƣợt lên trên đối thủ.

- Từ các giá trị cốt lõi 4T Vinuco luôn hƣớng tới: Sản phẩm chất lƣợng cao, dịch vụ chuyên nghiệp, tính an toàn cao để ngày càng đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng.

- Thƣớc đo của Vinuco chính là sự gắn bó của nhân viên, sự hài lòng của

khách hàng, sự cam kết của nhà cung cấp, cộng đồng đƣợc cải thiện, công ty có lợi nhuận.

- Văn hóa Vinuco: Đoàn kết tập thể; chuyên nghiệp trong công việc; tôn trọng giá trị, tài năng, cống hiến; hƣớng tới lợi ích khách hàng, lợi ích tập thể.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Vinuco thực hiện hoạt động theo cơ chế, điều lệ Công ty cổ phần. Bộ máy của công ty bao gồm: Ban giám đốc, Phòng kế hoạch kinh doanh, Phòng nhân sự, Phòng tài chính kế toán, Phòng quản lý chất lƣợng, Phòng kỹ thuật và phát triển sản phẩm, Xƣởng sản xuất, Bộ phận Kho.

* Ban Giám Đốc (bao gồm: Giám đốc Công ty và các Phó Giám đốc Công ty). Chức năng: Ban Giám Đốc Công Ty có chức năng trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy điều hành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các nhiệm vụ. Nhiệm vụ: Lãnh đạo, chỉ huy, điều hành trực tiếp các phòng ban trong Công ty về mọi mặt trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Quyền hạn:

- Giải quyết và đề nghị các vấn đề kinh tế - kỹ thuật, tổ chức lao động, kế hoạch kinh doanh, hành chính…của công ty.

- Chủ động quan hệ với các cơ quan bên ngoài để giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

* Phòng Kỹ thuật và phát triển sản phẩm

- Chức năng: Tham mƣu cho Ban Giám đốc về công tác tổ chức quản lý kỹ thuật của Công ty; Thừa lệnh Ban Giám Đốc Công ty điều hành, tổ chức, quản lý mọi hoạt động theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.

- Nhiệm vụ: Giám sát kỹ thuật, đảm bảo chất lƣợng các sản phẩm thức của Công ty; Xây dựng tài liệu kỹ thuật, các quy trình sản xuất, chế biến, bảo quẩn thức ăn chăn nuôi; Chủ trì việc thiết lập sản phẩm chăn nuôi, phối hợp

với các Phòng Ban trong Công Ty lập phƣơng án, giải pháp kỹ thuật cho các sản phẩm của công ty; Đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên cho đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu DoanBichNgoc (Trang 34)