Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công

Một phần của tài liệu DoanBichNgoc (Trang 55 - 60)

phần Dinh dưỡng Việt Nam

Bảng 3.5: Một số tiêu chí đánh giá tài sản ngắn hạn 2013-2015

Đơn vị: triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Doanh thu thuần 87.462 90.545 102.867

2 Tổng tài sản ngắn hạn 37.275 40.908 51.497

3 Số vòng chu chuyển TSNH 2,35 2,21 2

4 Số ngày chu chuyên TSNH 153 163 180

5 Hệ số sinh lời của TSNH 0,33 0,31 0,27

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013, 2014, 2015 của Vinuco Việc sử dụng tài sản ngắn hạn đạt hiệu quả có cao hay không biểu hiện trƣớc hết ở tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp nhanh hay chậm. Tài sản ngắn hạn luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng tài sản ngắn của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại. Nhìn vào tốc độ luân chuyển TSNH trên của Vinuco qua 3 năm thì tốc độ luân chuyển của TSNH là khá khả quan (>2) tuy nhiên lại đang có xu hƣớng chững lại, giảm dần đều qua 3 năm từ 2,35 xuống 2.

Tại Bảng 3.5 này cũng cho thấy trải qua 3 năm số ngày chu chuyển của TSNH có xu hƣớng tăng từ 153 ngày lên 180 ngày, những con số này cho biết TSNH của Vinuco có sự luân chuyển ngày càng chậm, điều này cũng cho lãnh đạo công ty thấy đƣợc hiệu quả sử dụng của TSNH qua 3 năm lại đang có xu hƣớng giảm dần, hiệu quả sử dụng TSNH của các năm sau lại không bằng những năm trƣớc. Cũng theo số liệu tại bảng này tổng hợp thì từ năm 2013 đến năm 2015 cứ 1 đồng TSNH sẽ tạo ra từ 0,27đ đến 0,33đ lợi nhuận

sau thuế; tuy nhiên trải qua 3 năm chỉ số này lại đang có xu hƣớng giảm, tuy rằng có tạo ra lợi nhuận tuy nhiên chỉ số này giảm báo hiệu rằng hiệu quả sử dụng của tài sản ngắn hạn đang giảm dần từ năm 2013 đến 2015; cần có những giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên so với các doanh nghiệp lớn trong ngành chăn nuôi thì chỉ số này của Vinuco tƣơng đối khả quan, do theo nhƣ khảo sát trên thị trƣờng thì chỉ số chung của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này khá thấp chỉ tầm 0,2; đây cũng đƣợc xem là yếu tố đáng khích lệ cho Vinuco.

Tài sản bằng tiền

Tài sản bằng tiền có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp nhƣ: Tạm ứng cho cán bộ công nhân viên, mua sắm hàng hoá, thanh toán các khoản chi phí phát sinh hàng ngày. Đồng thời cũng giúp cho doanh nghiệp tăng đƣợc khả năng thanh toán nhanh, đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc tính toán, xác định xem khoản tài sản bằng tiền mặt cần một lƣợng bao nhiêu luôn là một bài toán đối với các doanh nghiệp. Một lƣợng tài sản bằng tiền mặt hợp lý là phải đáp ứng vừa đủ các nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp, đồng thời cũng phải có sự thay đổi tăng giảm sao cho phù hợp với từng khoảng thời gian nhất định.

Điều này đem đến những lợi ích nhất định cho công ty, mở rộng khả năng thanh toán của công ty, việc giao dịch với các đối tác trong nƣớc và quốc tế trở nên dễ dàng hơn khi có một lƣợng tiền nhất định trong ngân hàng, bên cạnh đó việc giữ tiền trong ngân hàng cũng đem lại một khoản tiền lãi nhất định cho công ty. Việc có một lƣợng tiền dự trữ nhất định đóng góp ý nghĩa quan trọng trong khả năng thanh toán của công ty, tuy nhiên ngoài việc xem xét lƣợng dự trữ tài sản bằng tiền thì cần xem xét đến khả năng thanh

toán của công ty, điều này sẽ cho ta cái nhìn chính xác hơn về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty.

Bảng 3.6: Khả năng thanh toán giai đoạn 2013-2015

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1,41 1,32 1,22 2. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn 1,16 1,11 1,2 3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,89 0,77 0,67

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013, 2014, 2015 của Vinuco

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm 2014 giảm so với năm 2013 và Hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm 2015 cũng giảm so với năm 2014, giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015 hệ số khả năng thanh toán tổng quát đã giảm từ 1,41 xuống còn 1,22. Điều này nói lên rằng từ năm 2013 thì cứ 1 đồng nợ có 1,41 đồng đảm bảo và cho đến 2015 thì cứ 1 đồng nợ vẫn có 1,22 đồng đảm bảo; tức là khoản công nợ của Công ty cổ phẩn dinh dƣỡng Việt Nam vẫn có tài sản đảm bảo, duy trì và đảm bảo về khả năng thanh khoản của Vinuco.

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của năm 2013, 2014, 2015 lần lƣợt là 1,16; 1,11 và 1,2; ta nhận thấy Công ty cổ phần dinh dƣỡng Việt nam có khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn từ tài sản ngắn hạn; tuy nhiên hệ số này không cao, đem đến quan ngại về an toàn tài chính, nhƣ vậy mức độ an toàn về thanh khoản là chƣa cao.

Hệ số thanh toán nhanh năm của Công ty cổ phần dinh dƣỡng Việt Nam từ năm 2013 đến 2015 ta nhận thấy hệ số này giảm dần và đều <1; việc này nói lên điều gì? Điều này cho biết rằng công ty không thể đảm bảo thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn, đồng thời mức độ tăng của tài sản ngắn hạn không lớn hơn mức độ tăng của hàng tồn kho trong khi nợ ngắn hạn tăng lên tƣơng đối lớn.

Về cơ bản, Công ty cổ phần dinh dƣỡng Việt Nam tuy đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán ngắn hạn hay hiện hành các khoản nợ ngắn hạn; tuy nhiên lại không đảm bảo khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn; điều này cũng cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn chƣa cao, khả năng an toàn tài chính của công ty cũng chƣa tốt, cần có những giải pháp phù hợp cho Vinuco trong thời gian tới.

Bảng 3.7: Tình hình quản lý các khoản phải thu 2013-2015

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1. Phải thu của khách hàng 24.750 23.584 22.080

2. Trả trƣớc cho ngƣời bán 760 951 1.011

3. Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 620 623 517

4. Các khoản phải thu khác 500 202 83

5. Vòng quay các khoản phải

thu (vòng) 5 6 6

6. Kỳ thu tiền trung bình (ngày) 72 60 60

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013, 2014, 2015 của Vinuco

Phải thu của khách hàng trong năm 2014 so với năm 2013 là 1.166trđ, tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 5%; Phải thu khác cũng giảm giảm 298trđ, tƣơng ứng với tỷ lệ khá cao 60%.

Phải thu của khách hàng giảm 1.504trđ, tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 6%; Các khoản phải thu khác và thuế GTGT đƣợc khấu trừ đều giảm, cụ thể: Các khoản phải thu khác giảm 119trđ, tƣơng đƣơng với tỷ lệ giảm 59% và thuế GTGT đƣợc khấu trừ giảm 106trđ tƣơng đƣơng với giảm tỷ lệ 17%.

Số vòng quay các khoản phải thu năm 2013 là 5 vòng, năm 2014 và 2015 là 6 vòng tƣơng ứng với kỳ thu tiền trung bình trong năm 2013 là 72 ngày, năm 2014 và năm 2015 là 60 ngày.

Các khoản phải thu trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015 của Công ty cổ phần dinh dƣỡng Việt Nam có xu hƣớng giảm, điều này đem đến những tín hiệu tích cực cho việc giảm thiểu bị khách hàng chiếm dụng vốn của công ty, tuy nhiên để tìm hiểu hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cần đi sâu đánh giá một số chỉ tiêu nhƣ vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay trung bình hàng tồn kho của Công ty nhƣ tổng hợp tại Bảng 3.8 dƣới đây.

Bảng 3.8: Tình hình quản lý hàng tồn kho 2013-2015

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giá vốn hàng bán 61.643 63.322 70.822

Hàng tồn kho 8.721 12.452 22.639

Vòng quay hàng tồn kho 7 5 3

Số ngày một vòng quay

hàng tồn kho 51 71 115

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013, 2014, 2015 của Vinuco

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 360/ Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho của Vinuco đang giảm từ năm 2013 đến 2015 từ 7 xuống còn 3, thể hiện tốc độ bán hàng của doanh nghiệp đang có xu hƣớng giảm, số ngày chu chuyển hàng tồn kho tăng dần từ 51 ngày lên 115 ngày chứng tỏ tốc độ chu chuyển hàng tồn kho của Vinuco đang có xu hƣớng chậm lại; đối với ngành thực phẩm thức ăn chăn nuôi thì hầu nhƣ nhu cầu của thị trƣờng sẽ không có những nhu cầu tăng đột biến nên bản thân Vinuco hay những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi nói chung cũng không cần tích trữ hàng tồn kho với lƣợng lớn, do đó để tạo đƣợc vị thế cạnh tranh với đối thủ Vinuco cần có giải pháp cụ thể làm tăng vòng quay

hàng tồn kho và giảm số ngày một vòng quay hàng tồn kho, hay nói một cách chính xác thì công ty cần có giải pháp cụ thể giảm hàng tồn kho trong tƣơng lai gần.

Một phần của tài liệu DoanBichNgoc (Trang 55 - 60)