Thực trạng về quảnlý rủi ro cho dự án giao thông đường bộ đô thị tại Hà Nội

Một phần của tài liệu 200625 Luận án (Trang 35 - 37)

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.3. Thực trạng về quảnlý rủi ro cho dự án giao thông đường bộ đô thị tại Hà Nội

Nội

1.3.1. Đặc điểm của dự án giao thông đường bộ đô thị tại Hà Nội

Dự án giao thông đường bộ đô thị tại Hà Nội nói riêng cũng tuân theo các quy định áp dụng dự án đầu tư xây dựng thông thường, tuy nhiên trong quá trình thực hiện dự án bị ảnh hưởng lớn bởi đặc điểm các dự án giao thông đường bộ đô thị tại Hà Nội mang lại. Các đặc điểm này gồm:

- Công trình dạng tuyến: Các dự án giao thông thường đi qua nhiều địa phương, trải dài trên nhiều địa hình khác nhau. Nhiều dự án được phê duyệt có chiều dài trên 20km như Đường Vành đai 5, Đường Vành đai 4, Đường trục phát triển kinh tế Bắc

- Nam; Đường tỉnh 417: Thái Hòa (Ba Vì) - Trưng Vương (Sơn Tây) - Thọ Xuân (Đan Phượng) - cầu Hồng Hà, trục Phú Thượng - Thượng Cát - Liên Hồng - Đức Thượng - An Khánh, trục Phù Đổng - Yên Viên - Việt Hùng - Vân Nội,.... Việc trải dài qua nhiều địa phương và địa hình khác nhau là một bài toán khó cho quá trình thực hiện dự án trong công tác giai phóng mặt bằng, bố trí máy móc, nhân sự, lán trại công trường,...

- Các dự án giao thông có quan hệ mật thiết với hệ thống HTKTĐT: Hà Nội đang trong quá trình thực hiện ngầm hóa toàn bộ hệ thống cáp viễn thông, đường dây truyền tải điện. Vì vậy sự liên kết giữa hệ thống giao thông và hệ thống HTKTĐT càng trở nên chặt chẽ hơn. Các dự án giao thông phải đươc tính toán điều kiện thuận lợi nhất cho việc thi công hệ thống HTKTĐT đi kèm. Trong một số dự án việc kết hợp các cơ quan chức năng giữa các lĩnh vực giao thông, cấp điện, cấp nước, cấp điện, viễn thông còn rời rạc chính là một trong các nguyên nhân làm cho dự án giao thông tại Hà Nội bị chậm tiến độ hoặc xây dựng thiếu đồng bộ.

- Đi qua khu dân cư đang hoạt động: Dự án giao thông đô thị được xây dựng song song với hoạt động sống của cộng đồng dân cư đô thị. Nhiều dự án giao thông đô thị được thi công cuốn chiếu và vẫn sử dụng ngay cả khi đang thi công. Khi xảy ra rủi ro trong dự án giao thông đô thị, chẳng hạn như tai nạn lao động, ô nhiễm môi trường, bố trí kho bãi vật tư cản trở giao thông,… thì rất dễ được người dân phát hiện và phản hồi. Có thể kể đến một số dự án xây dựng đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng, dự án xây dựng đoạn từ Ngã Tư Vọng đến Ngã Tư Sở, dự án xây dựng qua đường Phạm Văn Đồng,... thi công đồng thời quá trình giải tỏa mặt bằng, cuộc sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tiếng ồn, khói bụi. Do đó có thể nói sự tương tác của dự án và cộng đồng dân cư rất mạnh mẽ.

- Sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau: Vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn từ các nguồn thu của Thành phố, vốn xã hội hóa, vốn ODA là 4 nguồn vốn chính trong đầu tư các dự án giao thông đô thị tại Hà Nội. Một số dự án Thành phố Hà Nội đã có chủ chương điều chỉnh từ “Ngân sách TP, ODA” thành “Ngân sách TP và BT”. - Nhiều dự án giao thông tiêu tốn lượng kinh phí lớn: Có thể kể đến các dự án có

tổng vốn đầu tư lớn như dự án mở rộng đường vành đai 1, đoạn đường Voi Phục nối Hoàng Cầu 7.210 tỉ đồng,....

Một phần của tài liệu 200625 Luận án (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w