Marketing theo hành vi khách hàng và các vấn đề liên quan đến tính bảo mật thông tin cá nhân

Một phần của tài liệu KY YEU HOI THAO DAO DUC MARKETING (Trang 122 - 123)

thông tin cá nhân

Cùng với sự phát triển của các hoạt động marketing theo hành vi khách hàng, một số lo ngại về các vấn đề đạo đức xoay quanh hoạt động này cũng được cảnh báo. Trong một nghiên cứu gần đây (Psychology Today, 2011), chỉ có 11% người được hỏi trả lời rằng họ cảm thấy thoải mái với việc các thông tin và thói quen lướt web của mình có thể được lưu lại để phục vụ cho các mục đích thương mại. Số người còn lại tỏ ra hoài nghi về sự an toàn của hoạt động này.

Một số vấn đề đặt ra ở đây là:

 Các trang web được quyền lưu lại các thông tin nào, và không được quyền lưu lại các thông tin nào

 Người sử dụng có được cảnh báo đầy đủ về việc các thông tin của mình có thể bị lưu lại hay không

 Việc lưu trữ các thông tin về người dùng có thể làm ảnh hưởng đến các quyền lợi căn bản của con người: quyền được bảo mật thông tin, quyền được tự do phát ngôn, tự do đi lại, làm việc, …

 Các doanh nghiệp đã có các hoạt động gì để bảo vệ thông tin của khách hàng Hiện tại, ở Việt Nam chưa có quy định nào liên quan đến việc giới hạn các thông tin người dùng. Vì vậy, chỉ cần được người sử dụng đồng ý, các doanh nghiệp sẽ lưu lại tất cả các thông tin mà họ cho là hữu dụng, cho dù các thông tin đó khá nhạy cảm và mang tính riêng tư khá cao như hình ảnh cá nhân, thông tin thẻ, … Khi các doanh nghiệp đã có thông tin của khách hàng, cũng chưa có quy định nào cụ thể về việc các doanh nghiệp sẽ làm gì với các loại thông tin đó. Họ có thể lưu lại để dùng, hoặc có thể bán lại thông tin cho các đơn vị khác.

Để lách các quy định pháp luật, các công ty trước khi lưu lại thông tin của khách hàng đều hỏi ý kiến của khách hàng.Tuy nhiên, có ba vấn đề phát sinh trong việc làm này.Thứ nhất, Khi khách hàng khi đăng nhập vào website hoặc tải các ứng dụng, các công ty công nghệ này gửi một bản cam kết yêu cầu khách hàng xác nhận việc lấy và sử dụng thông tin của họ. Đa số khách hàng không đọc bản cam kết đó vì nhiều lý do. Ví dụ: quá dài, quá phức tạp, sử dụng ngôn ngữ nước ngoài, ...Vì vậy, khách hàng tuy có xác nhận việc chia sẻ thông tin, nhưng chưa chắc họ đã biết và hiểu những gì mình xác nhận trong bản cam kết.Thứ hai, đôi khi các ứng dụng không cho khách hàng sử dụng nếu khách hàng không xác nhận vào bản cam kết.Như vậy, khách hàng cho dù có xác nhận thì vẫn không hoàn toàn tự nguyện.Thứ ba, rất nhiều khách hàng không ý thức được hậu quả của việc làm này, nghĩa là họ đã ký vào một bản cam kết mà họ không rõ hậu quả của nó.

Khi đã có dữ liệu của khách hàng, việc lưu trữ, sử dụng và bảo vệ dữ liệu đó cũng là một vấn đề đáng bàn cãi.Vì nhà nước chưa có luật cụ thể, nên các doanh nghiệp sau khi có được dữ liệu của khách hàng, khá thoải mái trong việc sử dụng đữ liệu đó cho mục đích thương mại như dùng để quảng bá sản phẩm, tiếp cận khách hàng, chia sẻ hoặc bán lại dữ liệu. Các doanh nghiệp cũng không bị ràng buộc bất cứ nghĩa vụ nào trong việc đảm bảo an toàn cho các thông tin đó. Trong trường hợp các dữ liệu này bị rò rỉ, họ không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào, phần thua thiệt luôn thuộc về khách hàng,

Một phần của tài liệu KY YEU HOI THAO DAO DUC MARKETING (Trang 122 - 123)