II. Một số vấn đề đạo đức marketing mà các doanh nghiệpcần lư uý 1 Quảng cáo phóng đại xây dựng ảo tưởng về công dụng sản phẩm
1. Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đơn thuần giới hạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan mà đã được mờ rộng ra tất cả lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh tế thương mại, nhằm mục đích mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ, loại bỏ các rào cản hữu hình và vô hình đối với trao đổi thương mại. Đây là một chủ trương lớn trong chính sách đối ngoại, hội nhập của Đảng và Nhà nước ta. Theo quan điểm này, hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế là một quá trình mà trọng tâm là chủ động mở cửa kinh tế, tham gia phân công hợp tác quốc tế, tạo điều kiện kết hợp có hiệu quả nguồn lực trong nước và nước ngoài, mở rộng không gian và môi trường đề phát triển và chiếm lĩnh vị trí phù hợp trong quan hệ kinh tế quốc tế. Hội nhập giúp cho việc mở rộng cơ hội kinh doanh, thâm nhập thị trường thế giới, tìm kiếm và tạo lập thị trường ổn định, từ đó có điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển kinh tế trong nước.
Từ giai đoạn "đổi mới" cho đến nay, Việt Nam là thành viên của hơn 60 tố chức quốc tế và có quan hệ với hơn 650 tổ chức phi chính phủ trên thế giới, những sự kiện đó đã tạo điều kiện cho Việt Nam nâng cao vị thế chính trị, ngoại giao và kinh tế trên trường quốc tế tránh được tình trạng phân biệt đối xử, tạo cơ sở ổn định và thuận lợi cho các hoạt động kinh tế đối ngoại. Một số mốc quan trọng trong con đường hội nhập quốc tế của Việt Nam bao gồm:
- Tháng 7/1995: Việt Nam tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đồng thời tham gia ngay vào chương trình thực hiện hiệp định thương mại tự do AFTA. Việt Nam bắt đầu thực hiện lộ trình giảm thuế quan tham gia AFTA từ ngày 1/1/1996.
- Tháng 3/1996: Việt Nam cùng 25 thành viên khác sáng lập nên Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM).
- Tháng 11/1998: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
- Tháng 7/2000: Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được kí kết, và chính thức có hiệu lực vào ngày 11/12/2001.
- Ngày 1/1/2007: Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây một dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Tham gia vào WTO mang đến cho Việt Nam rất nhiều cơ hội bên cạnh đó cũng có không ít những thách thức mà trước hết có thể kể đến là những quy tắc những điều luật mới mà Việt Nam sẽ phải tuân thủ.
- Ngày 16/10/2007 : Việt Nam trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc
Rõ ràng, toàn cầu hóa đang diễn ra với quy mô rộng khắp bao trùm lên tất cả mọi hoạt động thương mại của các quốc gia thế giới. Điều này đã mở ra cho các DN Việt Nam không ít cơ hội cũng như là những thách thức để tận dụng các cơ hội mà xu thế hội nhập mang lại. Đó luôn là một câu hỏi lớn khiến doanh nhân Việt Nam phải đau đáu đi tìm câu trả lời. Vậy những thách thức đó là gì?
(1) Thách thức bên ngoài
- Một là, cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn. Cạnh tranh không chỉ giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước trên thị trường nước ngoài để xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ mà cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước. Điều đó gây sức ép không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đã quen với sự trợ giúp của Nhà nước, những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và công nghệ yếu kém mà tình trạng này lại khá phổ biến nước ta.
- Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế với sự chuyển dịch tự do qua biên giới các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hóa và dịch vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có cả những rủi ro về mặt xã hội. Thách thức ở đây là đề ra được những chính sách đúng đắn nhằm tăng cường khả năng kiểm soát vĩ mô, nâng cao tính năng động và khả năng thích ứng nhanh của toàn bộ nền kinh tế, củng cố và tăng cường các giải pháp an sinh xã hội để khắc phục những khó khăn ngắn hạn.
- Ba là, hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra những yêu cầu hết sức cấp bách cho việc bổ sung và hoàn thiện thể chế. Trong thời gian qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực để hoàn thiện khuôn khổ pháp luật có liên quan đến kinh tế và thương mại nhưng chúng ta vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Trước hết, phải liên tục hoàn thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư và phát huy mọi tiềm lực của tất cả các thành phần kinh tế. Đồng thời không ngừng hoàn thiện các quy định về cạnh tranh để bảo đảm một môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng khi hộp nhập.
- Bốn là, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã làm bộc lộ nhiều bất cập của nền hành chính quốc gia. Do một trong những nguyên tắc chủ đạo của WTO là minh bạch hóa nên khi gia nhập WTO, nền hành chính quốc gia chắc chắn sẽ phải có sự thay đổi theo hướng công khai hơn, minh bạch hơn và hiệu quả hơn. Đó phải là nền hành chính vì quyền lợi chính đáng của mọi người dân, trong đó có doanh nghiệp và doanh nhân, lấy người dân, doanh nghiệp, doanh nhân làm trọng tâm phục vụ, khắc phục mọi biểu hiện trì trệ, thờ ơ và vô trách nhiệm. Nếu không tạo ra được một nền hành chính như vậy thì chẳng những không tận dụng được các cơ hội do hội nhập kinh tế nói chung và việc gia nhập WTO nói riêng đem lại mà cũng không chống được tham nhũng, lãng phí nguồn lực.
- Năm là, để bảo đảm tiến trình hội nhập đạt hiệu quả, bên cạnh quyết tâm về chủ trương, cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và đội ngũ doanh nhân đủ mạnh. Đây cũng là một thách thức to lớn đối với Việt Nam do phần đông cán bộ của ta còn bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành nền kinh tế mở, có sự tham gia của yếu tố nước ngoài. Nếu không có sự chuẩn bị phù hợp, thách thức này sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục.
- Sáu là, hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến sự hợp tác về an ninh và văn hóa. Đồng thời, việc mở cửa thị trường, mở rộng giao lưu trong điều kiện bùng nổ thông tin hiện nay, bên cạnh nhiều mặt tốt, những cái xấu cũng du nhập vào, đòi hỏi các cấp lãnh đạo, quản lý và mọi người dân phải nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nhằm nâng cao sức đề kháng, chống lại sự tha hóa, biến chất, chống lại lối sống hưởng thụ, tự do tư sản…
(2) Thách thức bên trong
- Lập kế hoạch chiến lược: Rất nhiều DN Việt chỉ phản ứng một cách bị động và không bao giờ nghĩ đến việc phân tích năng lực nội tại và nghiên cứu môi trường kinh doanh một cách toàn diện để thiết lập lộ trình phát triển. Khi thiếu đi kế hoạch chiến lược, họ sẽ không thể xây dựng lợi thế cạnh tranh dài hạn. Chính việc bỏ qua bước thiết lập kế hoạch chiến lược này, DN đang tự đánh mất các cơ hội đi lên trong chuỗi giá trị toàn cầu.
- Nghiêm túc trong quản trị nhân tài: Rất nhiều DN chỉ nói suông mà không có kế hoạch rõ ràng để phát triển nhân tài đang có trong tổ chức, và không hề nghĩ tới việc lập kế hoạch để phát triển đội ngũ lãnh đạo kế cận. Điều này là rất rủi ro bởi vì khi các DN nước ngoài đem các phương pháp tiếp cận quản trị nhân tài chuyên nghiệp và bài bản vào thị trường Việt Nam, họ sẽ dễ dàng lôi kéo các tài năng của DN Việt.
- Tính kỷ luật toàn diện trong khâu triển khai: Rất nhiều DN Việt chưa chú trọng đảm bảo sự nhất quán trong chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cũng như chất lượng truyền thông thương hiệu. Chính sự thiếu để mắt đến chi tiết dù là nhỏ nhất và thiếu tính cam kết liên tục đổi mới đang làm lung lay vị trí của các DN trong nước. - Nếu Việt Nam có thêm nhiều DN giống như Quán Ăn Ngon với phương pháp tiếp
triển khai, sẽ hiểu được tại sao thế giới lại nói ngành ẩm thực của Việt Nam là một kho báu khổng lồ chưa được khai thác.
- Niềm tin vào thương hiệu Việt: Cuối cùng cần phải nói đến là điều khiến Việt Nam đặc biệt so với các sản phẩm thương hiệu Việt phải khác biệt so với nước ngoài, tức phải mang văn hóa Việt. Rất nhiều trong số họ cảm thấy không thoải mái và chỉ chuộng sử dụng tên tiếng Anh hay các tên âm hưởng châu Âu hơn làm tên cho thương hiệu sản phẩm và dịch vụ hay thương hiệu cho công ty.