Đánh giá nhạy cảm của liên cầu khuẩn nhóm B với một số kháng sinh, hiệu quả điều trị bằng kháng sinh cho mẹ dự phòng nhiễm liên cầu B sang con trong thời gian chuyển dạ.
2.2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu:
+ Nghiên cứu labô: Là các mẫu nuôi cấy GBS dương tính được làm kháng sinh đồ, các mẫu dịch mũi họng để nuôi cấy tìm GBS.
+ Nghiên cứu can thiệp: Là các thai phụ đã được sàng lọc có nhiễm GBS và các sơ sinh được sinh ra từ các thai phụ trên.
Tiêu chuẩn lựa chọn: Các mẫu nuôi cấy vi khuẩn (+), không bị nhiễm xạ khuẩn, không bị tạp nhiễm, các khuẩn lạc điển hình đặc trưng là GBS trong môi trường chọn lọc (strep và Todd Hewitt). Thai phụ đồng ý theo dõi thai kỳ và sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An; Thai phụ bị nhiễm GBS đến khi chuyển dạ thai vẫn còn sống; Trẻ sinh ra sống; Trẻ sinh ra không phải do mổ chủ động khi chưa vỡ ối; Trẻ được theo dõi tại bệnh viện trong vòng 48h sau đẻ; Thai phụ đồng ý tham gia nghiên cứu cho cả mẹ và con.
Tiêu chuẩn loại trừ: Thai phụ đã được sàng lọc dương tính ở tuần thai 35 - 37 nhưng khi chưa chuyển dạ thì phải dùng kháng sinh vì một lý do nào đó; Thai phụ mang thai bị lưu sau khi sàng lọc và trước khi chuyển dạ; Trẻ sinh ra do mổ chủ động khi chưa vỡ ối; Trẻ sinh ra phải chuyển tuyến ngay vì một lý do nào đó; Thai phụ và gia đình không đồng ý tham gia nghiên cứu.
-Địa điểm nghiên cứu:
+ Nghiên cứu can thiệp không đối chứng đánh giá hiệu quả điều trị nhiễm GBS bằng kháng sinh cho mẹ phòng lây nhiễm cho con được thực hiện tại khoa sản Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.
+ Nghiên cứu labô: Nuôi cấy vi khuẩn, làm kháng sinh đồ tại khoa Vi sinh Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.
-Thời gian nghiên cứu: