Lựa chọn chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu Nguyen-Huy-Cuong-CHQTKDK2 (Trang 31 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.4. Lựa chọn chiến lược kinh doanh

Bước tiếp theo là xác định các phương án chiến lược ứng với các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa đã xác định ở các bước trên. Sự so sánh các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa thường được gọi là phân tích SWOT. Mục đích cơ bản của phân tích SWOT là nhận diện các chiến lược mà nó định hướng, tạo sự phù hợp hay tương xứng giữa các nguồn lực của công ty với môi trường trong đó công ty đang hoạt động. Xa hơn nữa, quá trình này đi vào việc nhận thức rõ bản chất vị thế cạnh tranh trên cơ sở phân tích để tìm ra những nguồn lực, khả năng và năng lực cốt lõi làm cơ sở cho việc phát triển các lựa chọn chiến lược.

Khi thực hiện lựa chọn chiến lược tổ chức phải đánh giá nhiều phương án tương ứng với các khả năng có thể đạt được mục tiêu chính. Các phương án chiến lược được tạo ra có thể bao gồm ở cấp đơn vị kinh doanh, cấp chức năng, cấp công ty hay các chiến lược cấp quốc gia, toàn cầu cho phép doanh nghiệp giành lợi thế để tồn tại và phát triển một cách tốt nhất đồng thời thích nghi được với mọi thay đổi của môi trường kinh doanh.

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh:

Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh bao gồm chủ đề cạnh tranh mà công ty lựa chọn để nhấn mạnh, cách thức mà nó tự định vị vào thị trường để đạt được lợi thế cạnh tranh. Ví dụ: chiến lược dẫn đạo về chi phí; chiến lược tạo sự khác biệt và chiến lược tập trung vào các khe hở thị trường.

Lợi thế cạnh tranh bắt nguồn từ năng lực của công ty nhằm đạt được sự vượt trội về hiệu quả, chất lượng, sự cải tiến và trách nhiệm với khách hàng. Với các chiến lược cấp chức năng, chúng ta có ý xem xét vai trò và cách thức mà các chiến lược này hướng đến hoàn thiện hiệu suất của các hoạt động trong phạm vi doanh nghiệp như marketing, quản trị vật liệu, phát triển sản xuất và dịch vụ khách hàng.

Chiến lược cấp công ty

Một chiến lược cấp công ty phải trả lời câu hỏi: Các loại kinh doanh nào có thể làm cực đại khả năng sinh lợi của công ty? Trong nhiều doanh nghiệp, việc cạnh tranh thành công thường có nghĩa là hội nhập dọc – đó là quá trình tích hợp các hoạt động hoặc ngược về phía đầu vào của quá trình sản xuất chính hoặc là xuôi theo chiều phân phối sử dụng các đầu ra của hoạt động chính.

Chiến lược toàn cầu:

Trong bối cảnh cạnh tranh của thị trường toàn cầu ngày nay, việc đạt được một lợi thế cạnh tranh và cực đại hóa năng lực của một doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi doanh nghiệp phải mở rộng hoạt động của nó ra bên ngoài quốc gia mà nó đang tồn tại. Một cách thích hợp là doanh nghiệp phải có chiến lược toàn cầu. Trong khi tìm kiếm cách thức thâm nhập toàn cầu doanh nghiệp sẽ xem xét lợi ích và chi phí của việc mở rộng hoạt động trên phạm vi toàn cầu.

Một phần của tài liệu Nguyen-Huy-Cuong-CHQTKDK2 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w