Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu QT04035-NguyenThiHoa4B (Trang 106 - 109)

7. Kết cấu luận văn

3.2.6. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Xây dựng và thực hiện nội quy, tác phong, nền nếp làm việc

Tên tuổi của một công ty chính là tài sản vô giá của công ty. Do vậy, ban lãnh đạo công ty nên chú ý việc xây dựng công ty trở thành một thƣơng hiệu đƣợc nhiều ngƣời biết đến.Vì thƣơng hiệu tốt sẽ thu hút đƣợc nhân lực tốt cho công ty.

Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của nguồn nhân lực vận hành liên tục, ổn định hƣớng đến mục tiêu sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, một trong những vấn đề then chốt mà Công ty cần quan tâm là phát triển tốt hơn nữa văn hóa doanh nghiệp, thực hiện tốt nội quy, tác phong và nền nếp làm việc. Nâng cao ý thức, quyền hạn và trách nhiệm cho cán bộ, nhân viên, khơi dậy ý thức kỷ luật tự giác, tác phong làm việc nghiêm túc,...

Đẩy mạnh các phong trào thi đua, văn hóa, thể thao

Công ty nên tổ chức các phong trào thi đấu thể thao, văn hóa văn nghệ để ngƣời lao động có điều kiện tham gia, làm phong phú thêm đời sống tinh thần, giúp ngƣời lao động có cơ hội hiểu biết lẫn nhau, có những hoạt động bổ ích, rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể trạng, từ đó tạo động lực cho ngƣời lao động hăng say sản xuất.

Tăng cường giáo dục động cơ, ý thức tự giác của người lao động

Công ty phải đề ra đƣợc các quy tắc làm việc, nhằm đƣa ngƣời lao động vào nền nếp, quy cũ, luôn nâng cao ý thức tự giác, tránh sự ỷ lại, bảo thủ trong quá trình làm việc.

Để đạt đƣợc điều đó, cần tiến hành các bƣớc xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhƣ sau:

- Bƣớc 1: Phổ biến kiến thức chung về văn hóa doanh nghiệp, các yếu tố cấu thành, ý nghĩa của văn hóa doanh nghiệp cho mọi thành viên trong công ty. Công ty có thể tổ chức các buổi nói chuyện và khóa học về văn hóa doanh nghiệp, hoặc phát động các cuộc thi tìm hiểu, xây dựng cơ sở dữ liệu về văn hóa doanh nghiệp để nhân viên tự tìm hiểu. Nên chuẩn bị trƣớc nội dung cần phổ biến xuyên suốt giai đoạn này, từ cơ bản đến nâng cao. Mục đích của những việc làm này là giúp cho các thành viên hiểu về văn hóa doanh nghiệp và ý thức đƣợc lợi ích của nó đối với sự phát triển của bản thân và doanh nghiệp.

- Bƣớc 2: Định hình văn hóa doanh nghiệp. Bƣớc này cần có sự chủ trì của Ban Giám đốc và các nhà lãnh đạo cao cấp của công ty. Kết quả của giai đoạn này sẽ xác định đƣợc những yếu tố của văn hóa doanh nghiệp, bao gồm: Hệ tƣ tƣởng (hoài bão và sứ mệnh của doanh nghiệp), hệ giá trị (triết lý kinh doanh và giá trị cốt lõi); các chuẩn mực hành vi và các biểu trƣng nhận dạng của doanh nghiệp. Một số giá trị đƣợc lựa chọn đang đƣợc thừa nhận sẽ đƣợc công ty duytrì và phát triển. Với một số giá trị khác, doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng các chƣơng trình hành động nhằm phát triển và tôn vinh.

- Bƣớc 3: Triển khai xây dựng. Giai đoạn này, văn hóa doanh nghiệp cần đƣợc tiến hành từng bƣớc nhƣng đồng bộ và kiên trì, từ tuyên truyền những quan điểm, hệ giá trị cho đến việc thực hiện các chuẩn mực hành vi phải đƣợc tổ chức một cách khéo léo. Doanh nghiệp có thể tổ chức các phong trào, phƣơng thức tôn vinh hành vi văn hóa, góp phần xây dựng văn hóa theo đúng định hƣớng ở giai đoạn này, doanh nghiệp phải đối mặt với một số thay đổi, bƣớc đầu có thể ban hành quy chế để bắt buộc thực hiện. Sau một thời gian, từ vị thế bắt buộc, nhân viên sẽ thực hiện một cách tự nguyện. Đây chính là dấu hiệu của thành công. Song song với việc điều chỉnh những yếu tố vô hình, doanh nghiệp cần tiến hành thay đổi những yếu tố hữu hình nhƣ kiến trúc, màu sắc, nội thất văn phòng, nghi thức,... sao cho phù hợp với văn hóa của mình. Kết quả của giai đoạn này sẽ dần hình thành những đặc trƣng văn hóa của doanh nghiệp, giúp các thành viên nhận biết các giá trị văn hóa của doanh nghiệp mình.

- Bƣớc 4: Ổn định và phát triển văn hóa. Bất cứ một yếu tố văn hóa nào hình thành xong, công ty phải bắt tay ngay vào việc duy trì, cập nhật để nó không bị lạc hậu và mai một. Lãnh đạo là ngƣời quyết định văn hóa doanh nghiệp, nhƣng tồn tại đƣợc hay không là nhờ sức mạnh của mọi thành viên. Các hoạt động văn hóa lúc này sẽ phát huy tác dụng tích cực nhƣ là công cụ trong việc quản lý điều hành công ty. Doanh nghiệp cần thƣờng xuyên tổ

chức các hoạt động tuyên truyền nội bộ, quảng bá ra bên ngoài, tôn vinh những cá nhân, tập thể, những hành vi phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Hãy làm cho các thành viên thấy rằng sẽ mất đi ý nghĩa nếu không có những yếu tố của văn hóa doanh nghiệp. Khi văn hóa doanh nghiệp là một tài sản, một nguồn lực thì nó cũng rất cần khả năng sử dụng để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, cũng nhƣ cho mỗi thành viên trong đó.

Một phần của tài liệu QT04035-NguyenThiHoa4B (Trang 106 - 109)