Tạo đặc điểm khác biệt cho sản phẩm

Một phần của tài liệu Toan van luan van da chinh sua (Trang 27)

Sau khi lựa chọn đƣợc thị trƣờng mục tiêu Công ty tiến hành thiết kế chiến lƣợc định vị cho sản phẩm của minh, công việc đầu tiền của thiết kế chiến lƣợc định vị là tạo đặc điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Tạo đặc điểm khác biệt là hành vi thiết kế các điểm khác biệt có ý nghĩa để phân biệt công hiến của công ty với các công hiến của các đối thủ cạnh tranh.

“Tốt hơn” có nghĩa là sản phẩm của công ty phải hơn hẳn các đối thủ của nó, tức thƣờng phải cải tiến chút ít sản phẩm hiện có của mình.

“Mới hơn” có nghĩa là phát triển một giải pháp mà trƣớc đây chƣa từng có. Việc này thƣờng chứa đựng rủi ro lớn hơn so với trƣờng hợp chỉ cải tiến, nhƣng cũng tạo cơ hội thu đƣợc nhiều lợi nhuận.

“Nhanh hơn” có nghĩa là giảm bớt thời gian thực hiện hay giao hàng liên quan đến việc sử dụng hay mua một sản phẩm hay dịch vụ cuối cùng.

“Rẻ hơn” có nghĩa là có thể mua đƣợc một sản phẩm tƣơng tự với số tiền ít hơn.

Nhƣ vậy công ty có thể thắng bằng cách kinh doanh tốt hơn, hiểu biết khách hàng mình hơn hay luôn luôn tạo ra những điểm khác biệt, chúng ta nghiên cứu những cách cụ thể mà công ty có thể tạo đặc điểm khác biệt của mình so với các đối thủ cạnh tranh dựa vào sản phẩm, dịch vụ, nhân sự và hình ảnh.

1.3.4.Triển khai chiến lược định vị:

a- Đánh giá các đặc điểm khác biệt:

Không phải tất cả những điểm khác biệt của công ty đều có ý nghĩa hay có giá trị. Không phải mọi thứ khác biệt đều tạo nên đặc điểm khác biệt. Mỗi điểm khác biệt đều có khả năng gây ra chi phí cho Công ty cũng nhƣ tạo ra ích lợi cho khách hàng. Vì vậy Công ty phải lựa chọn một cách thận trọng cách để làm cho mình khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.

Chỉ nên tạo ra điểm khác biệt khi nó thoả mãn đƣợc những tiêu chuẩn sau: Quan trọng: Điểm khác biệt đó đem lại lợi ích có giá trị lớn cho một số khá đông ngƣời mua.

Đặc biệt: Điểm khác biệt đó không có ai đã tạo ra hay đƣợc Công ty tạo ra một cách đặc biệt.

Tốt hơn: Điểm khác biệt đó là cách tốt hơn so với những cách khác để đạt đƣợc ích lợi nhƣ nhau.

Đi trƣớc: Điểm khác biệt đó không thể dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh sao lại. Vừa túi tiền: Ngƣời mua có thể có đủ tiền để trả cho điểm khác biệt

b- Quyết định chọn phƣơng án định vị cho sản phẩm: Doanh nghiệp có thể định vị theo các yếu tố sau:

Định vị theo thuộc tính: Có nghĩa là định vị dựa trên các thuộc tính, tính chất của

sản phẩm của công ty, có thể là chất lƣợng tốt nhất; đáng tin cậy nhất; bền nhất; an toàn nhất kiểu dáng đẹp nhất; dễ sử dụng nhất; thuận tiện nhất; uy tín nhất.

Định vị theo lợi ích: Tức định vị dựa theo lợi ích mà nó mạng lại cho ngƣời sử dụng. Định vị theo việc sử dụng: Sản phẩm đƣợc định vị là sản phẩm tốt nhất cho một ứng dụng nào đó.

Định vị theo ngƣời sử dụng: Sản phẩm đƣợc định vị dựa trên mục đích của nhóm ngƣời sử dụng.

Định vị theo đối thủ cạnh tranh: Sản phẩm phải thể hiện điểm mạnh,điểm độc đáo khác so với các sản phẩm cạnh tranh.

Định vị theo loại sản phẩm: Công ty có thể xác định mình là dẫn đầu về một loại sản phẩm nào đó.

Định vị theo chất lƣợng/giá cả: Sản phẩm đƣợc định vị tại một mức chất lƣợng hoặc giá cả xác định.

c- Các hoạt động hổ trợ định vị trên thị trƣờng mục tiêu:

Marketing hỗn hợp (Marketing Mix): Tập hợp bốn biến số chính (sản phẩm, giá, phân phối và hỗ trợ bán hàng) cấu thành kế hoạch marketing của doanh nghiệp đƣợc gọi là marketing hỗn hợp (marketing mix). Bốn yếu tố của marketing mix tác động tƣơng hỗ, quyết định về yếu tố này sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động của ba yếu tố còn lại.

Sản phẩm: Quản lý các yếu tố của sản phẩm bao gồm lập kế hoạch và phát triển đúng những mặt hàng/dịch vụ mà công ty sẽ đƣa ra thị trƣờng.

Giá: Xác định đúng cơ sở giá cho các sản phẩm.

Phân phối: Chọn lựa và quản lý các kênh thƣơng mại để sản phẩm chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng mục tiêu đúng thời điểm và phát triển hệ thống logistic và vận chuyển sản phẩm.

Tiểu kết chƣơng 1

Qua chƣơng 1, tác giả đã thống kê, phân tích các khái niệm, các nội dung về sản phẩm du lịch; sản phẩm du lịch teambuilding; chiến lƣợc định vị và tiến trình xây dựng chiến lƣợc định vị sản phẩm… Đây là những nội dung tạo tiền đề, nền tảng cho việc nghiên cứu “xây dựng chiến lược định vị sản phẩm du lịch teambuilding trên thị trường nội địa tại Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist”. Bên cạnh đó, từ những nội dung này đã hình thành cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc phân tích đánh giá thực trạng chiến lƣợc định vị sản phẩm du lịch teambuilding tại Công ty DVLH Saigontourist trong chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ CHIẾN LƢỢC ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM DU LỊCH TEAMBUILDING TRÊN THỊ TRƢỜNG NỘI ĐỊA TẠI

CÔNG TY DỊCH VỤ LỮ HÀNH SAIGONTOURIST 2.1. Tổng quan về Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:

a- Lịch sử hình thành:

Công ty Du lịch TP.HCM đƣợc thành lập vào ngày 01/08/1975, tại thời điểm này thì đây là công ty du lịch đầu tiên tại TP.HCM đƣợc phép hoạt động. Ngày 30/03/1999 Tổng công ty du lịch Sai Gòn (Saigontourist) đƣợc thành lập theo quyết định số 1833/QD – UB – KT – của Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM.

Tổng công ty du lịch Sài Gòn đƣợc thành lập dựa trên nền tảng của công ty du lịch TP.HCM, gồm các đơn vị hoạch toán độc lập, các đơn vị hoạch toán phụ thuộc, các đơn vị sự nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, là thành viên sang lập trong các công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty du lịch TP.HCM giử vai trò nòng cốt bởi vì công ty có nguồn lực mạnh về vốn, nhân lực, công nghệ, quản lí, cơ sở vật chất kỹ thuật, phƣơng thức giao dịch và có uy tín lớn trên thƣơng trƣờng quốc tế và trong nƣớc

Thông tin chung về Tổng Công ty du lịch Saigontourist: Tên Doanh Nghiệp Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn Tên Tiếng Anh Saigontourist Holding Company Tên Viết Tắt Saigontourist

Logo

Giấy Phép Thành Lập Quyết định thành lập số 1833/QĐ-UB-KT, ngày 30/03/1999 của UBND Thành Phố Hồ Chí Minh

Đăng Ký Kinh Doanh Giấy chứng nhận số 103426 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ TP.HCM cấp ngày 04.06.1999

007.1.00.000523.2 Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam 102010000098801 Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam Tài Khoản Tiền Đồng: 540.A.03799 Sài Gòn Công thƣơng Ngân hàng

200014851047446 Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam 4211.10.00.00.0310 Ngân hàng Phƣơng Đông

007.137.0081794 Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam Tài Khoản Ngoại Tệ 2000014851022794 Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt

Nam

Mã số thuế: 0300625210 – 1

Trụ sở chính: 23 Lê Lợi, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam ĐT (84.8) 3829 2291 - 3822 5874 - 3822 5887 - 3829 5000

Fax (84.8) 3824 3239 - 3829 1026

Email saigontourist@sgtourist.com.vn

Website www.saigon-tourist.com

b- Quá trình phát triển:

Trong thời gian đầu mới đƣợc thành lập năm 1975 cho tới năm 1990 hoạt

động lữ hành của Công ty chủ yếu đƣợc thực hiện do sự phối hợp giữa hai bộ phận riêng rẻ là Phòng hƣớng dẫn và bộ phận ký kết thuộc Phòng nghiệp vụ cho nên đã dẫn tới sự không đồng bộ trong quá trình tổ chức đón và phục vụ khách. Đứng trƣớc tình hình đó, Ban Giám Đốc Công Ty đã ra quyết định thành lập Trung Tâm Điều Hành Du Lịch (SAIGONTOURIST TRAVEL SERVICE) trên cơ sở sáp nhập trên nhằm chuyên môn hóa kinh doanh dịch vụ lữ hành, khai thác nguồn khách hiệu quả trên thị trƣờng du lịch quốc tế.

Năm 1975, thành lập Phòng Hƣớng dẫn Du lịch trực thuộc Công ty du Lịch Thành phố Hồ Chí Minh, tập trung phục vụ đối tƣợng khách du lịch quốc tế và tiền thân của Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist ngày nay.

Năm 1990, phòng Hƣớng dẫn Du lịch đổi tên thành Trung Tâm Điều Hành Du lịch, trực thuộc Công Ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh. Mảng kinh doanh chủ yếu trong thời kỳ này là du lịch quốc tế.

Năm 1999, trung tâm Điều hành Du lịch chính thức đổi tên thành Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, trực thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn.

Hành trình thƣơng hiệu Saigontourist 38 năm trải qua những giai đoạn, sự kiện, nhƣng tựu trung gắn liền bốn cột mốc quan trọng ghi những dấu ấn sâu sắc.

Giai đoạn đầu tiên từ 1975 – 1985: Là giai đoạn Saigontourist thiết lập và đặt những nền móng ban đầu. Tiếp nhận và quản lí các khách sạn nổi tiếng trƣớc ngày 30/04/1975 nhƣ Continental, Majestic, Rex, Caravelle, Palace, Grand…Vào năm 1979, Saigontourist trực tiếp kí kết và phục vụ khách tại các thị trƣờng Ấn Độ, Nhật, Pháp, Ý, Canada, Úc…Năm 1984, lần đầu tiên Saigontourist tham dự hội chợ du lịch quốc tế ITB tại Cộng hòa Liên bang Đức. Trong bối cảnh lịch sử thời bấy giờ, sự nổ lực vƣơn lên của Saigontourist là rất đáng ghi nhận.

Giai đoạn thứ hai từ 1986 – 1996: Là giai đoạn Saigontourist xây dựng chiến lƣợc và phát triển kinh doanh đồng thời kết nối những đối tác lớn trong và ngoài nƣớc với Saigontourist, nhất là khi Việt Nam chính thức mở cửa nền kinh tế và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhờ đó đã hình thành liên doanh Saigontourist tại Nhật, đồng thời tham gia góp vốn vào công ty cổ phần Pacific Airline, khánh thành liên doanh khách sạn Saigontourist tại Hà Nội và khai trƣơng các khách sạn quốc tế và sân golf tại TP.HCM

Hàng Loạt các khách sạn ở trung tâm TP.HCM nhƣ Rex, Kinh Đô, Quê Hƣơng, Place và các khách sạn tại quận 5 nhƣ Đồng Khánh, Hạnh Long…đƣợc sửa chữa và nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 3 đến 4 sao. Đồng thời, Saigontourist hợp tác với 168 hãng lữ hành tại 19 quốc gia, tiếp đón và phục vụ 96% lƣợng khách quốc tế đến

TP.HCM

Saigontourist gia nhập các tổ chức du lịch quốc tế lớn nhƣ PATA, ASTA, JATA, USTOA và mở rộng hoạt động tiếp thị ở nƣớc ngoài thông qua các hội chợ du lịch nhƣ IT & ME (Mỹ), TOP RESA (PHÁP), WTM (ANH), ITB (ĐỨC), bên cạnh đó, Saigontourist còn đẩy mạnh hoạt đông tuyên truyền và quảng bá trong và ngoài nƣớc

Giai đoạn thứ ba từ 1996 – 2003: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Saigontourist chính thức thành lập vào ngày 30/3/1999; đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ xếp loại doanh nghiệp hạng đặc biệt. Đây là thời kì du lịch Việt Nam và Saigontourist phải đƣơng đầu với nhiều khó khăn khách quan, do tác động từ tình hình bất ổn thế giới. Với những chiến lƣợc mở rộng quy mô, xây dựng, phát triển thƣơng hiệu Saigontourist thông qua việc áp dụng kịp thời các công nghệ quản lý, điều hành đã đƣa Saigontourist đi dần vào ổn định và không ngừng phát triển, thƣơng hiệu Saigontourist tiếp tục phủ khắp các địa bàn du lịch trong nƣớc và quảng bá hiệu quả hình ảnh tại các thị trƣờng quốc tế trọng điểm.

Saigontourist ghi nhiều dấu ấn nhất trong hành trình xây dựng và phát triển thƣơng hiệu Saigontourist, thể hiện sự năng động, sáng tạo vạch ra các chiến lƣợc, với trọng tâm hội nhập và phát triển, khẳng định công nghệ quản lý, thƣơng hiệu Saigontourist, tiếp tục đứng đầu ngành du lịch Việt Nam, vƣơn lên thị trƣờng khu vực và quốc tế. Ngày 18/4/2005, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt mô hình Công ty mẹ – Công ty con, là tiền đề để Tổng Công ty cấu trúc mô hình hoạt động, tăng tốc phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng đầu tƣ cả chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt tập trung các công trình trọng điểm, tập trung đào tạo nguồn nhân lực, tăng cƣờng quảng bá tiếp thị, tối ƣu hóa lợi nhuận.

Giai đoạn thứ tƣ từ 2003 – 2012:

Bên cạnh những thuận lợi, ngành du lịch phải chịu áp lực nặng nề từ đại dịch SARS năm 2003, dịch cúm gia cầm 2005, khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu từ năm 2008… Trong bối cảnh đó, đƣợc sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Thành Ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, sự hỗ trợ giúp đỡ của các Bộ, Ngành TW và các Sở, Ban Ngành thành phố, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn đã nỗ lực triển khai tổ chức thực hiện đồng bộ nhiều chƣơng trình, giải pháp, biện pháp cụ thể nên đã đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao, hoàn thành nhiệm vụ chính trị do Thành ủy và Ủy ban Nhân dân thành phố giao.

Trong giai đoạn này, tổng lƣợt khách đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm là 1,8%; tổng doanh thu đạt tốc độ tăng doanh thu hàng năm 18,1%; tổng lãi gộp đạt tốc độ tăng lãi gộp hàng năm là 24,5%; tổng nộp ngân sách đạt tốc độ tăng trƣởng

hàng năm là 24,3%; tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đạt 24%. Năm 2002, tổng số khách đón tiếp và phục vụ đạt 1.384.830 lƣợt, tổng doanh thu 2.514 tỷ đồng, tổng nộp ngân sách 249 tỷ đồng. Đến năm 2012, tổng số khách đạt 1.625.691 lƣợt, tổng doanh thu 13.037 tỷ, tổng nộp ngân sách 1.881 tỷ đồng.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và quyền hạn của Công ty DVLH Saigontourist.

a- Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty DVLH Saigontourist. Bảng 2.1. Sơ đồ tổ chức hoạt động của Công ty DVLH Saigontourist

b- Chức năng và quyền hạn trong bộ máy quản lí: Giám đốc:

Là ngƣời có thẩm quyền cao nhất, đề ra các quyết định cho việc vận hành bộ máy hoạt động của công ty trong việc kinh doanh hãng lữ hành, hợp tác tổ chức du lịch, xây dựng lựa chọn mục tiêu xác thực với hoàn cảnh của công ty, quyết định việc kinh doanh dài hạn và trực tiếp chỉ đạo nhân viên thực hiện công việc đƣợc giao.

Là ngƣời chịu trách nhiệm mọi hoạt động của công ty trƣớc Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc.

Có quyền phân công, bổ nhiệm cán bộ cấp dƣới, quyết định các hình thức khen thƣởng và kỷ luật.

Trực tiếp quản lý các phòng ban. Phó Giám đốc:

Là phụ tá đắc lực, giúp Giám đốc trong việc điều hành quản lý đơn vị, trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực hoạt động của công ty đƣợc Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc về nhiệm vụ đƣợc phân công.

Phòng Inbound:

Phục vụ thị trƣờng khách quốc tế (bao gồm các thị trƣờng Anh, Pháp, Hoa, Đức, Nga, Nhật, Hàn). Đây là phòng mang lại doanh thu chính cho công ty.

Thực hiện các công tác tiếp thị ở thị trƣờng nƣớc ngoài, có quan hệ đối tác mở rộng đến 36 quốc gia trên thế giới.

Cung cấp các chƣơng trình du lịch trọn gói trải dài trên khắp đất nƣớc, với nhiều loại hình đa dạng nhƣ du lịch thuần túy, du lịch khám phá, tìm hiểu văn hóa xã hội, du lịch thám hiểm, du lịch sinh thái, lặn biển, chơi golf, du lịch ẩm thực, du lịch khảo sát chuyên đề, du lịch cho ngƣời khuyết tật…

Thiết kế và tổ chức chƣơng trình theo yêu cầu và mong muốn riêng cho du khách quốc tế.

Thiết kế các chƣơng trình du lịch cho khách quốc tế lẻ đi công tác và sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Phòng outbound:

ngoài. Đồng thời thực hiện công tác quảng cáo cho các tour du lịch nƣớc ngoài. Trên cơ sở quan hệ hợp tác với các đối tác lớn có uy tín tại nƣớc ngoài đồng thời luôn bám sát nhu cầu khách hàng, Phòng thƣờng xuyên đƣa ra các loại hình du lịch nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu Toan van luan van da chinh sua (Trang 27)