2.3.1. Mô hình ASK
Thông thường khi tiếp cận về năng lực nghề nghiệp cá nhân người ta nhắc đến ASK. ASK là ba yếu tố về năng lực nghề nghiệp cá nhân mà mỗi cá nhân có thể đánh giá mình thông qua năng lực làm việc trong một thị trường lao động. Năng lực cá nhân là nền tảng cho bất kỳ cá nhân nào trong xã hội. Các năng lực cá nhân được hiểu là những tố chất hay những khả năng thiên phú của mỗi cá nhân có được. Các năng lực cá nhân này sẽ giúp cho mỗi cá nhân có được những kiến thức tốt hơn, thái độ tốt hơn và những kỹ năng hoàn thiện hơn trong giai đoạn học tập và làm việc sau này
ASK được viết tắt của Knowledge- Kiến thức, Attitude- Thái độ và Skills – kỹ năng. Mỗi cá nhân sẽ có sở hữu ASK tại các mức độ khác nhau tùy vào trình độ học vấn, nguồn lực cá nhân, hoàn cảnh môi trường và một yếu tố quan trọng nhất đó là các năng lực cá nhân.
Attitude - Thái độ là cách nhìn nhận về công việc, về nhiệm vụ, về đồng nghiệp và về cộng đồng . Thái độ chi phối cách ứng xử, hành vi và tinh thần trách nhiệm. Thái độ là
điều kiện tiên quyết cho sinh viên để có thể hoàn thành các kỹ năng còn lại. Sinh viên cần rèn luyện những thái độ sau tại trường đại học
- Tinh thần ham học hỏi: coi việc học là việc suốt đời - Chịu trách nhiệm cho những sai lầm cá nhân
- Chăm chỉ, kiên nhẫn, Có trách nhiệm với công việc - Có trách nhiệm với gia đình và cộng đồng
- Có khả năng lắng nghe - Chính trực không gian dối
- Có khả năng chịu khó sẵn sàng đường đầu với khó khăn - Đúng giờ, tác phong chuyên nghiệp
Skills - Về kỹ năng, đây chính là năng lực thực hiện các công việc, biến kiến thức thành hành động. Kỹ năng mềm là các kỹ năng mà bất kỹ nghề nghiệp nào cũng cần thiết cho việc làm việc mới mọi người xung quanh và giải quyết các tình huống trong cuộc sống. Tổng hợp các nghiên cứu của các nước và thực tế VN, 10 kỹ năng sau là căn bản và quan trọng hàng đầu cho người lao động trong thời đại ngày nay:
- Kỹ năng học tập (longlife learning)
- Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership & Personal branding)
- Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative skills)
- Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills) - Kỹ năng phản biện (Critical thinking skills)
- Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills)
- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Communication skills) - Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) - Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
Knowledge - Kiến thức được hiểu là những năng lực về thu thập tin dữ liệu, năng lực hiểu các vấn đề (comprehension), năng lực ứng dụng (application), năng lực phân tích (analysis), năng lực tổng hợp (synthethis), năng lực đánh giá (evaluation). Đây là những năng lực cơ bản mà một cá nhân cần hội tụ khi tiếp nhận một công việc. Công việc càng phức tạp thì cấp độ yêu cầu về kiến thức càng cao:
- Kiến thức về chuyên ngành đặc biệt mình học - Kiến thức về quản lý và kinh doanh
- Kiến thức xã hội kinh tế chính trị xã hội, nghệ thuật, lịch sử, văn hóa
Trong 5 năm học đại học, sinh viên chỉ có 3 năm học các môn chuyên ngành và cơ sở ngành. Với tốc độ phát triển đô thị, của khoa học kỹ thuật hiện nay, không ai có thể nói rằng với từng ấy năm học đại học sẽ có đủ kiến thức cho chúng ta dùng cả đời, cũng không ai có thể nói rằng với 3,5 năm học ấy cho chúng ta hiểu tường tận tất cả các khía cạnh của hoạt động nghề nghiệp.
2.3.2. Thái độ tích cực thay đổi cuộc đời
Thông thường chúng ta nghĩ rằng những người có khả năng như thông minh sẽ thành công trong cuộc sộng.. Đúng là như vậy nhưng điều đó chỉ diễn ra khi mọi việc có vẻ dễ dàng. Sự thật các yếu tố quyết định trong cuộc sống lại là làm thế nào để bạn xử lý những trở ngại và thách thức và thái độ của bạn đối với sự việc.
Khi nói đến thành công, thật dễ dàng khi mọi người có suy nghĩ rằng những người may mắn có bộ não tốt hơn chắc chắn sẽ bỏ xa phần còn lại trong chúng ta. Bất cứ ai trong chúng ta cũng khao khát có được một cuộc sống đầy cảm hứng, hạnh phúc và thành công. Tuy nhiên, để đạt được những gì bạn thật sự mong ước, tất cả đều phải xuất phát từ việc nhận ra sự quan trọng và tìm được cho mình một thái độ sống thông minh và tích cực nhất.
Một thái độ sống tích cực sẽ giúp bạn luôn lạc quan, yêu đời, tự tin để nhẹ nhàng lướt qua mọi gian nan, thử thách trong cuộc sống. Ngược lại, một thái độ sống tiêu cực sẽ đóng chặt bạn vào những suy nghĩ, cách nhìn phiến diện, vị kỷ, tự ti, đau khổ và dễ dàng dẫn đến thất bại, bất hạnh. Thái độ của bạn ảnh hưởng tới mọi khía cạnh trong cuộc sống và quyết định kết quả của mọi việc bạn làm.
Chúng ta ai cũng ít nhất một đôi lần mắc phải những sai lầm, gặp thất bại, hay ở một trạng thái tinh thần chán nản tồi tệ – nhưng không vì thế mà chúng ta mãi bị ám ảnh, day dứt mà không bao giờ dám tin mình sẽ khác đi hay không dám làm một điều gì cả. Chính thái độ sống của chúng ta sau những va vấp ấy sẽ quyết định: Liệu chúng ta có cho phép mình trượt dài trên những thất bại triền miên hay sự va vấp ấy sẽ chính là một cơ hội, một bài học, một trải nghiệm quý báu để chúng ta vươn lên, vững vàng và hoàn thiện mình hơn?
Có thể hiểu một cách ngắn gọn về tư duy tích cực như sau: ‘Một đầu óc tích cực luôn đề cập đến sự vui sướng, hạnh phúc, lành mạnh và kết quả thành công trong mọi tình huống, mọi hành động.
Hình ảnh nữa ly nước gợi cho bạn về suy nghĩ: Ly nước đã vơi đi một nữa hay ly nước chỉ mới đầy một nữa? Nếu điều bạn nhìn thấy ở ly nước là nó đã đầy một nửa, thì bạn là người lạc quan và tràn đầy hy vọng đối với cuộc sống. Còn những người thấy ly nước đã bị vơi đi một nửa, không còn đầy đủ là những người có xu hướng bi quan hơn trong cuộc sống và gặp khó khăn với những vấn đề xảy ra xung quanh mình.
Một người thất tình có thể tự dằn vặt bản thân: “Cô ta lừa dối tôi, cô ta phản bội tôi, cô ta lợi dụng tôi”. Nếu là bạn của người đó, tôi sẽ khuyên anh ta hãy học cách quên điều này đi mỗi khi vô tình hoặc cố tình nhớ đến, vì bây giờ nó chỉ là chuyện của cô ta mà thôi. Hãy nhìn vào thực tế vấn đề và nếu không đơn giản hóa nó được thì ít ra đừng phức tạp nó thêm. Một người nếu đã rèn được cho mình lối tư duy tích cực sẽ có thể đối mặt với vấn đề này theo cách đại lọai như là: “Thật may mắn vì tôi cũng đã từng có được những tháng ngày hạnh phúc” hoặc “Chúng tôi đã có một thời thật đẹp”.
Quy luật chúng ta hay gọi là “luật hấp dẫn”:
- Nếu bạn nghĩ rằng bạn là một người bất tài, vô dụng thì quả thật bạn sẽ ngày càng trở nên bất tài và vô dụng.
- Nếu bạn cảm thấy rằng bệnh bạn đang mắc phải là hết sức nặng nề và mệt mỏi, bạn sẽ ngày càng mệt mỏi và suy sụp với cơn cảm cúm này.
- Nếu chúng ta hay nghĩ rằng mình thường xuyên bị thất bại thì gặp chuyện gì bạn cũng thất bại.
Chúng ta có thể làm quen với mô hình 3C (Commitment, Control and Challenge – Cam kết, Quản lý và Thử thách) giúp chúng ta vượt bỏ các trở ngại và cảm xúc tiêu cực đồng thới phát huy tư duy tích cực:
- Commitment - Cam kết: đặt ra một cam kết tích cực cho bản thân bạn, cho việc học hành của bạn, cho công việc của bạn hoặc cho bất cứ việc gì khác và hãy thực hiện việc đó một cách nhiệt tình và say mê.
Ví dụ:
Tôi sẽ học cách dùng Mindmap để ghi cho bài giảng của tôi vào học kỳ này. Tôi sẽ quan tâm ít nhất một bạn trong lớp trong năm học này.
- Control – điều khiển: luôn tập trung đầu óc của bạn vào những việc quan trọng và có ý nghĩa. Đưa ra các mục tiêu và tính ưu tiên cho mỗi việc bạn nghĩ và làm. Hãy luôn thành thật với bản thân, kiểm tra xem bạn đã làm được gì và chưa làm được gì trong các mục tiêu đã đề ra.
- Challenge – thử thách: Luôn giữ đầu óc hướng đến các suy nghĩ tích cực, mỗi khi phát hiện các suy nghĩ tiêu cực đang bắt đầu xâm chiếm đầu óc mình, hãy nhanh chóng thay thế chúng bằng các suy nghĩ tích cực. Thử thách: Hãy can đảm thay đổi những thói quen, suy nghĩ tiêu cực của mình mỗi ngày. Hãy tập cách nhìn việc học và những sự thay đổi là các cơ hội cho bạn. Hãy thử làm điều khác điều mình vẫn làm thường ngày, hãy nhìn ra nhiều lựa chọn khác nhau cho mỗi sự việc.
Dù thời điểm hiện tại, bạn đang là người giàu hay người nghèo, thì bạn cũng đều cần sống tốt hơn mỗi ngày, hãy lưu ý những câu nói sau:
1. Học cách tự vui vẻ
Cuộc đời là của bạn, tâm trạng cũng là của bạn. Hoàn cảnh có thể không vui nhưng bạn có thể thay đổi được tâm trạng của mình phải không?
2. Học cách tự chăm sóc chính bản thân mình
Không ai có thể nâng đỡ, chăm sóc được bạn cả cuộc đời. Hãy tự biết chăm sóc bản thân để thấy được giá trị của mình.
3. Học cách từ bỏ nỗi đau
Tình yêu làm cho người ta quên đi thời gian và thời gian làm người ta quên đi tình yêu. Đừng để quá nhiều “ngày hôm qua” chiếm hữu “ngày hôm nay” của bạn.
Trên thế giới này, kỳ thực ngoài sinh mệnh của mình ra thì không còn có gì quan trọng, đáng để bạn lạc lối cả.
5. Học thiện lương
Thiện lương là nền tảng, cốt lõi để làm người. Đừng vì danh lợi mà để mất đi bản tính của mình.
6. Học khoan dung
Phụ nữ không phải vì xinh đẹp mới khả ái mà là vì khả ái nên mới xinh đẹp. Một chút khoan dung độ lượng có thể khiến người khác cảm kích cả đời.
7. Học được quý trọng
Đời người nhìn thì tưởng là xa nhưng thực ra lại rất ngắn. Hãy quý trọng tất cả mọi người xung quanh mình, đừng để lưu lại sự hối tiếc khi đã quá muộn.
2.3.3. Thúc đẩy bản thân bằng cách tìm ra các nguồn cảm hứng trong cuộc sống
Đạt được mục tiêu không phải là vấn đề khả năng mà là vấn đề thúc đẩy bản thân tập trung vào điều đúng. Người ta thường nói động lực không kéo dài, sau đây là 10 cách nạp lại động lực, chúng ta phải thực hiện chúng một cách thường xuyên.
- Tìm và sử dụng giọng nói lạc quan của bạn: Hãy nói với chính mình lần này đến lần
khác rằng bạn có thể làm được.
- Dành thời gian với những người truyền cảm hứng cho bạn
- Tự khen thưởng mình: Hãy tự khen mình về tất cả những gì mà bạn đã làm được. Viết
ra những thành công trong cuốn sổ theo dõi, bạn sẽ ngạc nhiên và cảm thấy hạnh phúc khi xem lại kết quả của mình.
- Coi thất bại như một kinh nghiệm học hỏi tích cực: Đừng cho rằng những lần thất bại
quá trình trưởng thành. Khi bạn gặp khó khăn, bạn hãy hít một hơi thật dài, và biết rằng đa số những điều tuyệt vời đến khi bạn ít mong đợi nhất.
- Duyệt lại và phân tích các mục tiêu : Hãy đảm bảo các mục tiêu thật sự là của bạn và
phù hợp với các giá trị của bạn. Nếu đặt mục tiêu hơi quá dễ đạt, nhiều khả năng, bạn sẽ đạt ít hơn nhiều so với khả năng của mình.
- Hình dung kết quả thành công chi tiết : Phương pháp tưởng tượng cũng là một động lực tuyệt vời, nó giống như dán những thứ nhắc nhở cụ thể khắp xung quanh. Mục đích là giữ cho tâm trí bạn tập trung vào kết quả cuối cùng và duy trì sự sôi nổi trong bạn.
- Dành thời gian để tìm hiểu môt một sở thích nào đó: Mỗi ngày hãy dành thời gian tương đối để làm cái gì đó mà bạn thích, cái bạn thật sự đam mê, vì niềm đam mê là một phần cuộc sống của bạn, hãy nghỉ giải lao và thực hiện. Rồi cả động lực lẫn hạnh phúc của bạn sẽ vút lên.
Trong cuộc sống, có những con người mới sinh ra đã kém may mắn hơn những người khác khi họ khuyết đi một bộ phận nào đó trên cơ thể, hoặc không thể sống như những người bình thường khác. Nhưng vượt lên trên những hoàn cảnh đó, có những người đã làm lên những điều phi thường bằng chính nghị lực và tình yêu dành cho cuộc sống, và họ đã đạt được những thành quả khiến cả nhân loại phải kính phục…
10 tấm gương tiêu biểu cho những nghị lực thép biết vượt lên trên số phận:
Nhà soạn nhạc Beethoven:
Nhạc sĩ thiên tài Beethoven bị khiếm thính nhưng vẫn để lại cho đời những tác phẩm âm nhạc tuyệt vời. Giáo sư Stephen Hawking bị khuyết tật nhưng vẫn có nhiều đóng góp lớn cho vật lý lý thuyết thế giới. Beethoven (17/12/1770 – 26/3/1827) là nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Hồi nhỏ, ông bị khiếm thính, sau đó bị điếc hoàn toàn. Tuy vậy, ông vẫn trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại, nổi tiếng thế giới. Ông là hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời, từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang âm nhạc lãng mạn. Beethoven được coi là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất và có ảnh hưởng tới rất
nhiều nhà soạn nhạc, nhạc sỹ và khán giả về sau.
Giáo sư vật lý Stephen Hawking
Stephen William Hawking là nhà vật lý người Anh, là “ông hoàng” vật lý lý thuyết của thế giới. Hawking mắc bệnh thần kinh có tên Lou Gehrig, khiến ông gần như mất hết khả
năng cử động. Sau đó, ông phẫu thuật cắt khí quản và không thể nói chuyện bình thường. Ông luôn gắn chặt với chiếc xe lăn, chỉ có thể nói được qua một thiết bị tổng hợp tiếng gắn với một máy tính mà ông gõ chữ vào đó. Hawking hiện là Giáo sư Lucasian, chức danh dành cho Giáo sư Toán học của Đại học Cambridge. Từng đảm nhiệm vị trí này là những nhà khoa học xuất chúng như Isaac Newton và Paul Dirac.
Sudha Chandran
Sudha Chandran sinh năm 1964, là tấm gương sáng về tinh thần vượt lên số phận, khuyết tật của bản thân. Cô từng tốt nghiệp khoa kinh tế của Đại học Mithibai ở Mumbai, Ấn Độ; sau đó lấy bằng thạc sĩ. Trong một tai nạn giao thông năm 1981, cô bị mất chân phải nhưng không thể đẩy lùi tinh thần thép của cô. Sau sự cố, cô phấn đấu trở thành một trong những vũ công xuất sắc nhất ở Ấn Độ, liên tục được mời tới các chương trình biểu diễn. Không chỉ là vũ công, cô còn thường xuyên xuất hiện trong các chương trình truyền hình của Ấn Độ.
Patrick Henry Hughes
Patrick Henry Hughes sinh ngày 10/3/1988 tại Louisville, Kentucky (Mỹ). Từ khi chào đời, Hughes không có mắt, tay chân không thể duỗi thẳng khiến cậu không thể đi được như người bình thường. Hughes được bố cho tiếp cận với piano từ lúc 9 tháng tuổi, sau đó là kèn. Truyền thông biết đến cậu bé khuyết tật này năm 2006 khi đang là sinh viên