Quan điểm về hạnh phúc và thành công trong cuộc sống

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ năng khám phá bản thân và lập kế hoạch nghề nghiệp (Trang 106)

3.4.1. Hạnh phúc là gì?

Hạnh phúc với mỗi người là một khái niệm hoàn toàn khác nhau. Có những người, hạnh phúc là khi họ đạt được một thành công rực rỡ, lớn lao, nhưng cũng có người, hạnh phúc chỉ đơn giản là một buổi sáng nhìn thấy nụ cười trên môi ai đó… Vậy hạnh phúc là gì và làm sao để được hạnh phúc?

Theo tự điển bách khoa định nghĩa: Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con

Hạnh phúc và sung sướng là hai từ mà ta có thể nhầm lẫn. Ý nghĩa của cả hai đều để nói lên được một cảm giác thoải mái trong tư duy, khi ta đạt được kết quả tốt từ một việc làm, một mục đích và một giá trị mà ta mong muốn.

• Hạnh phúc được thể hiện qua sự thành công, tình yêu, sự nổi tiếng có tên tuổi,

được yêu mến của nhiều người chung quanh.

• Sung sướng thì thể hiện qua tiện nghi sinh hoạt trong cuộc sống, giàu có và sống

trong không gian đầy đủ mọi mặt. Còn vài thứ nữa cũng không kém phần quan trọng đó là sự thoả mãn trong cảm giác ăn uống, vui chơi giải trí và sinh hoạt trong tình dục.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc

Ngày Hạnh phúc được lấy từ ý tưởng của Bhutan - Vương quốc bé nhỏ nằm sâu trong lục địa miền đông Himalayas, vốn được đánh giá là nước có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như: sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân. Bhutan là quốc gia đã ghi nhận uy thế của hạnh phúc quốc gia hơn là thu nhập quốc gia từ những năm đầu tiên của thập niên 70 thế kỷ 20 và nổi tiếng với việc thực thi mục tiêu tổng hạnh phúc quốc gia thay vì tổng sản phẩm quốc nội.

Đại diện quốc gia Bhutan cho rằng nhu cầu về Ngày Hạnh phúc này là đối với tất cả quốc gia và con người trên toàn thế giới để có những bước vượt lên trên sự khác biệt giữa các nước và con người trên toàn thế giới và liên kết, đoàn kết toàn nhân loại.

Việc Liên Hiệp Quốc chọn ngày 20/3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc, còn vì đây là ngày đặc biệt trong năm, khi mặt trời nằm ngang đường xích đạo, nên trong ngày này có độ dài ngày và đêm bằng nhau - là biểu tượng cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ. Cũng là biểu tượng của sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực… Bởi vậy ngày 20/3 - Ngày Quốc tế Hạnh phúc cũng truyền tải thông điệp rằng: cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc.

Hạnh phúc đến với mỗi người một cách khác nhau, tùy nghề nghiệp, hoàn cảnh, tâm trạng ước mơ của mỗi người.

Ví dụ: người phu quét đường, người thợ lao động phổ thông nói chung là người nghèo, sau giờ làm việc mệt nhọc, về đến nhà nhìn cảnh con cố gắng học hành, người vợ đang đi làm thêm, gia đinh họ khi có chén cơm ăn, họ tự nghĩ mình như thế này hạnh phúc và may mắn lắm rồi, hơn gia đình anh hai chị ba... Còn người khá, trung lưu khi họ cảm thấy đủ và hơn người khác một vài điểm nào đó, họ tự an ủi mình: hạnh phúc lắm rồi. Tùy quan điểm sống của mỗi người có khi họ đã giàu có rồi, muốn giàu có hơn người khác, kiếm tiền và kiếm tiền, bất chấp đạo đức, để người khác phải kính trọng sự giàu sang, không coi thường họ, đối với họ đó là hạnh phúc!

Cảm giác hạnh phúc thay đổi theo năm tháng, lúc nhỏ và khi trưởng thành có thể khác biệt. Hạnh phúc cũng thay đổi tùy theo giới tính, môi trường và trình độ. Tuy nhiên, hạnh phúc có nhiều mẫu số chung. Mọi người đều cảm thấy hạnh phúc khi không khí gia đình êm thắm và con cái ngoan ngoãn. Ai cũng có cảm giác khoái trá khi được ngợi khen và tâng bốc. Và trong tình dục, khoái cảm luôn đem lại cảm giác thỏa mãn giống hệt nhau cho bất kỳ người nào.

Hạnh phúc, dường như chỉ là một hình thức cảm giác sinh ra từ trí tưởng tượng, có khi không thật nhưng lại tồn tại quanh quẩn đâu đó mà không được biết đến.

HAPPINESS

Trong tiếng Anh, từ hạnh phúc (happiness) được diễn giải như sau, nếu ta hội đủ tất cả những điều kiện này, nhất định chúng ta là người hạnh phúc.

Healthy (Sức khỏe)

Không gì quý giá bằng sức khỏe, nếu ta có một thân thể khỏe mạnh và không bệnh hoạn thì nó có thể giúp ta vượt qua nhiều việc khó khăn trước mặt.

Attitude (Thái độ)

Mọi hoàn cảnh, mọi lúc ta nên giữ vững niềm tin vào bản thân ta. Hãy tự tin rằng “điều đó ta có thể thực hiện được bằng một sự cố gắng hết sức mình”.

Present (Hiện tại, món quà)

Quá khứ đã đi qua và không bao giờ trở lại, đừng tiếc nuối và than vãn. Hiện tại là món quà cao quý nhất hãy tận hưởng những gì mình đang có, đừng nghĩ nhiều những gì có thể sẽ xảy ra ngày mai.

Play (Vui chơi)

Đừng để cuộc sống chúng ta bị nô lệ về mọi mặt để rồi ta phải sống trong sự căng thẳng. Đã đến lúc cần phải thư giãn như nghe nhạc, xem ti vi, hát karaoke...

Inward (Nội tâm)

Hạnh phúc đích thực bắt nguồn từ chính bạn chứ không thể chịu tác động bởi những lời nói hay việc làm của người khác. Tình yêu thương, sự cảm thông và lòng can đảm đều là những thứ không cần phải mua vì đã có trong chính con người bạn.

Nut (Hạt)

Hãy thử tưởng tượng một hạt bạn hay ăn với phần bên trong mềm mại được bảo vệ bởi lớp vỏ cứng bên ngoài. Chúng ta cũng như vậy đấy, vẻ bề ngoài chỉ là lớp vỏ để bảo vệ cho phần “nhân” ngọt ngào của bạn ở bên trong.

Express Yourself (Bộc lộ chính mình)

Đừng ngồi chờ phép màu nào sẽ đến mà phải tự biết làm sao để có được phép màu cho mình. Thử vẽ một bức tranh, chụp một kiểu ảnh, viết một câu chuyện tình yêu... Đó cũng là cách bạn bộc lộ mình đó, thật kỳ diệu biết bao! Hãy bộc lộ cảm xúc thật của mình!

Simple (Đơn giản)

mình có và không cần phải níu kéo quá sức. Hãy dành thời gian với gia đình của bạn, hãy cùng nhau lắng nghe và chia sẻ.

Smile (Nụ cười)

Khi bạn cảm thấy thất vọng, buồn bã thì hãy cố gắng nghĩ ra hay làm điều gì đó để cười, để xoa dịu tâm trạng và cảm xúc của bạn. Bạn chính là người bạn thân nhất của bạn đó.

Hạnh phúc và sự hài lòng

Hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống khác nhau đối với tất cả chúng ta, những gì làm cho một người hạnh phúc không nhất thiết mang lại sự hài lòng cho người khác. Trong nhiều trường hợp, chúng ta đang hạnh phúc trong cuộc sống, nhưng chúng ta không thể nhận ra nó. Con người ngày nay hối hả và nhộn nhịp với cuộc sống, chúng ta bị cuốn hút bởi những mong muốn về sự nghiệp, địa vị mà có rất ít thời gian để tận hưởng những điều mà làm cho chúng ta mỉm cười và thỏa mãn.

Hạnh phúc và sự hài lòng phụ thuộc hoàn toàn vào chính chúng ta, không ai có thể cung cấp cho bạn, nó là một cái gì đó bên trong bạn mà bạn phải tìm và làm việc hướng tới, hoặc nói đúng hơn, mang nó ra để bắt đầu tận hưởng cuộc sống.

Do vậy, hạnh phúc có thể được tìm thấy trong hiện tại từ cuộc sống gia đình, công việc, các mối quan hệ… Trong thực tế, nó có thể được tìm thấy trong bất cứ điều gì, và bất kỳ tình huống nào nếu bạn chỉ cần biết nơi để tìm và nhìn vào đúng hướng, bên trong bạn. Nếu một người nói rằng “Tôi không có hạnh phúc” thì chính xác là người đó sẽ không bao giờ có hạnh phúc, dù người ấy có những cái mà người khác luôn mong mỏi. Còn khi bạn hỏi một người sống trong cảnh nghèo khó rằng họ có hạnh phúc không mà họ trả lời rằng “Lúc nào tôi cũng thấy hạnh phúc” thì thật sự là họ đã được hạnh phúc.

Như vậy, hạnh phúc đơn giản là khi bạn chịu nhìn nhận hạnh phúc bên mình. Hạnh phúc không hiện hữu trong bóng hình quá khứ hay niềm mong mỏi nơi tương lại, hạnh phúc là ngay trong thực tại nếu bạn biết nắm bắt nó ngay hôm nay.

Vậy bí quyết của hạnh phúc đích thực là hãy sống mỗi ngày như thể nó không bao giờ quay trở lại và tận dụng hết sức những gì mình đang có.

Một số gợi ý để có hạnh phúc chủ động:

• Hãy nhớ lại những cảm giác tuyệt vời nảy sinh trong bạn khi ngắm hoàng hôn ở một nơi tuyệt đẹp nào đó. Hãy nhớ lại sự nhẽ nhõm và niềm vui khi bạn hoàn thành tốt đẹp một công việc nào đó, hoặc khi bất ngờ nhận được món quà thú vị… Tự bạn sẽ biết những hồi tưởng và ý nghĩ nào sẽ cho cảm giác dễ chịu.

• Hãy quen với việc cảm thấy mình hạnh phúc và điều đó trở thành một trong những bài tập chủ yếu của bạn. Thường xuyên cười với bản thân, những người khác và để họ cảm nhận được rằng bạn đang hạnh phúc.

• Cố gắng làm cho những người xung quanh cảm thấy hạnh phúc. Khi thấy ai đó đang gặp nạn, cần trợ giúp, hãy đề nghị giúp đỡ họ. Đôi khi đó chỉ là những hỗ trợ rất nhỏ như chỉ đường ai đó đang lạc hướng, nhặt giúp cây viết… Nhưng chính từ niềm vui của người khác, chắc chắn, bạn sẽ cảm thấy vui hơn.

• Đừng quên những người đã làm cho cuộc đời bạn sáng sủa hơn, giàu có hơn, thú vị hơn, và hãy dành nhiều thời gian cho người đó.

• Khi có những ý nghĩ và nỗi buồn, hãy xua tan chúng ra khỏi đầu và nhớ rằng có những hoàn cảnh bạn không đủ sức để thay đổi, vậy cách tốt nhất là phải bình tĩnh để suy xét mọi việc.

• Cố gắng bớt chỉ trích hành động của người khác, khi đó bạn sẽ tránh được nhiều cảm giác tiêu cực cho mình.

“Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất.”

Karl Marx.

• Hãy quên đi sự ganh tị vì nó có thể làm hại cả cuộc đời bạn. Nhiều người cảm thấy mình bất hạnh vì những kỳ vọng của họ hoàn toàn không thực tế, bởi hạnh phúc chỉ là một cảm giác tương đối.

• Tập cách tha thứ cho những người làm hại hoặc tổn thương bạn. Càng ghi nhớ, chất chứa những điều không tốt đẹp này sẽ càng làm cho bạn tiêu cực hơn với cuộc sống. Tha thứ và bao dung, con người sẽ tiến đến nấc thang hạnh phúc. • Đừng cố gắng ngay lập tức trở thành người hạnh phúc. Tất cả đều cần có quá

trình. Do đó cách tốt nhất, bạn hãy vui mừng và tận hưởng với những việc nhỏ nhặt nhất.

3.4.2. Thành công

Thành công là điều mà nhiều người muốn đạt đến, xem nó như mục tiêu trong cuộc sống. Có người trở nên giàu có, quyền lực và danh tiếng thì họ cảm thấy thành công. Nhưng cũng có những người đạt được tất cả những điều đó, họ vẫn cảm thấy chưa thành công. Vậy thành công là gì?

Theo từ điển, thành công là trạng thái đạt được hoặc hoàn thành một mục tiêu nào đó. Trở nên thành công là khi ta thực hiện được tầm nhìn và mục tiêu đã đề ra.

Như vậy, thành công ở đây hoàn toàn có tính chủ quan. Chính mình định ra mục tiêu và thành công của mình. Do đó, mỗi người sẽ có một quan điểm thành công khác nhau.

Quan điểm thành công của một số cá nhân

• Nhà phát minh Thomas Edison nhận ra rằng thành công là sự làm việc miệt mài • Tỷ phú Anh - Sir Richard Branson – Sáng lập tập đoàn Virgin tin thành công là

luôn làm việc hết mình

• Stephen Covey - Tác giả cuốn sách nổi tiếng “Bảy thói quen của người thành đạt” cho rằng thành công là sự khẳng định dấu ấn cá nhân

• Tổng biên tập tờ Huffington Post, Arianna Huffington: “Để sống một cuộc sống chúng ta thật sự muốn và xứng đáng, chứ không chỉ là một cuộc sống ổn định, chúng ta cần đến một thước đo thành công thứ ba vượt ra ngoài hai thước đo về tiền và quyền lực. Đó chính là bốn yếu tố cần thiết bao gồm: hạnh phúc, trí tuệ, sự

tìm tòi và sự dâng hiến”

• Mike George – tác giả, diễn giả nổi tiếng người Anh: “Thành công là thoát khỏi lo lắng, tâm trí của tôi tự do sáng tạo. Trong con người thành công, họ luôn cảm thấy hài lòng dù họ ở đâu, làm gì, không cố gắng phán xét, điều chỉnh người khác. Người thành công không hề có rắc rối. Rắc rối từ đâu ra? Tất cả trong nhận thức của bạn. Người thành công nhận ra mình chính là mình”

Mục tiêu của mỗi người có thể khác nhau nhưng chung quy lại, thông thường đều hướng đến sự an vui (bình an về thể chất và vui vẻ về tinh thần). Vì “niềm vui và bình an” trong lòng ta liên hệ mật thiết với niềm vui và bình an của mọi người và của thế giới, do đó chúng ta không thể làm người khác thêm đau khổ mà tin rằng ta sẽ có được niềm an vui trong lòng. Vì vậy ý niệm tự do chủ quan để lựa chọn mục tiêu thành công của ta, thực ra vẫn nằm trong một giới hạn khách quan – giới hạn đó là sự an vui của người khác, và của thế giới. Nếu ta không quan tâm đến an vui của người khác, ta sẽ tự phá hủy an vui của chính mình. Điều này cũng giống như người thải khí độc trong không khí để hại đến người khác, chính mình cũng sẽ hít thở nó.

Thỏa mãn bất kỳ mục tiêu ngắn hạn nào đó (như nhà cửa xe cộ), nhưng không làm hỏng mục tiêu tối hậu “niềm vui và bình an”, đó mới thực sự là thành công của người tư duy tích cực.

Bước 1: Đặt ra mục tiêu rõ ràng

Đa số mọi người đều nói rằng họ muốn thành công trong cuộc sống, nhưng nếu hỏi họ muốn thành công cụ thể như thế nào thì phần lớn sẽ trả lời: “Tôi cũng không biết nữa, tôi chỉ muốn thành công” hay “Tôi muốn có nhiều tiền hơn”, “Tôi muốn có công việc tốt hơn”.

Nếu bạn không có mục tiêu, bạn sẽ không có thứ gì cụ thể để bạn tập trung thời gian và sức lực. Không những thế, bạn cũng không thể xây dựng được một chiến lược thích hợp để đạt được nó.

Ba yếu tố chính tạo nên mục tiêu mạnh mẽ: 1. Mục tiêu phải cụ thể và đo lường được.

Mục tiêu càng cụ thể bao nhiêu, bạn sẽ càng tập trung tâm trí và nỗ lực cho nó bấy nhiêu. Những mục tiêu cụ thể và đo lường được sẽ dẫn tới những chiến lược và hành động hữu hiệu.

2. Cảm giác đam mê và hào hứng.

Bạn chỉ nên đặt ra những mục tiêu mà bạn thực sự đam mê và khao khát thực hiện. Nếu mục tiêu của bạn không thể “truyền lửa” cho bạn, nó sẽ không đủ mạnh để lôi cuốn bạn về phía nó. Do đó, nó cũng không đủ sức để khiến bạn phải hành động. 3. Mục tiêu đầy thử thách mang lại kết quả vượt bậc.

Mục tiêu đầy thử thách có tác dụng cực kỳ mạnh mẽ bởi vì nó sẽ khiến bạn vươn lên hết mình, đạt tới ngưỡng cao nhất của năng lực và kỹ năng của bản thân. Nó buộc bạn phải sáng tạo và phát triển những chiến lược hiệu quả.

Bước 2: Phát triển một chiến lược hợp lý

Trên cơ sở mục tiêu đã đề ra, cần xây dựng một chiến lược hợp lý để hiện thực hóa điều đó. Chiến lược cần phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, cũng như xây dựng được lộ trình thực hiện rõ ràng.

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ năng khám phá bản thân và lập kế hoạch nghề nghiệp (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)