Nhóm giải pháp hoạt động thực tiễn.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong giáo dục, xây dựng đạo đức cho thanh niên xã (Trang 28 - 33)

Một là, tích cực đẩy mạnh các hoạt động xã hội của thanh niên để rèn luyện đạo đức và nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho thanh niên.

Cần tìm ra những hình thức sinh hoạt tập thể phù hợp nhằm cuốn hút thanh niên tham gia vào môi trường lành mạnh đó, tổ chức những phong trào tập thể ngay trong các thôn, nơi thanh niên sinh sống.

Bên cạnh các hoạt động vui chơi giải trí, cũng cần tìm ra những hình thức thích hợp cuốn hút thanh niên vào các hoạt động xã hội khác như lao động tình nguyện vào 24 hàng tháng…làm công tác xã hội để trưởng thành về đạo đức và nhân cách. Các phong trào, các hình thức của thanh niên do Đoàn tổ chức có ý nghĩa rất lớn cho thanh niên thực hành đạo đức, lối sống: Tôi yêu Tổ quốc tôi,.

Thắp sáng ước mơ; Hiến máu nhân đạo; Diễn đàn, câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế; thanh niên xây dựng Đảng, xây dựng Đoàn.

Hai là, đẩy mạnh giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh chính là đội dự bị tin cậy của Đảng, của chính quyền, là cánh tay đắc lực của Đảng, làm sợi dây nối liền giữa Đảng và quần chúng thanh niên giúp Đảng tập hợp, tổ chức giáo dục thanh niên theo mục tiêu lý tưởng cộng sản mà Đảng đã đề ra. Khi nói về mục đích của công tác Đoàn, Bác cho rằng: “Điểm mấu chốt của công tác Đoàn là đào tạo một thế hệ, một lớp người cách mạng mới kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng ta”. Trước tình hình, một bộ phận không

nhỏ thanh niên lý tưởng bị phai nhạt, nhận thức bị lệc lạc, đạo đức, lối sông suy đồi, hơn lúc nào hết tổ chức Đoàn cần tiếp tục tăng cường công tác giáo dục đoàn viên thanh niên trọng tâm là giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và cần đổi mới phương thức giáo dục cho phù hợp với tình hình mới.

Đoàn cần thường xuyên đổi mới phương thức và hình thức hành động. Hình thức tập hợp thanh niên đa dạng hoá không chỉ theo đơn vị hành chính, …mà tập hợp thanh niên theo ngành, nghề, theo đối tượng…để giáo dục thanh niên có hiệu quả hơn như nhân rộng các mô hình tổ, đội, nhóm của thanh niên.

Ba là, đẩy mạnh sự gắn kết giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên.

Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của mỗi con người vì vậy nó có vị trí đặc biệt quan trọng. Gia đình là nơi đặt cơ sở, nền móng cho phát triển tri thức và

nhân cách của mỗi người. Đó là cội nguồn của những giá trị đạo lý, là trường học đạo đức đầu tiên để hình thành nên những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của thanh niên.

Nhà trường là môi trường mô phạm để giáo dục đạo đức thanh niên. Đó là một tổ chức có hệ thống và phương pháp, là nơi cung cấp những tri thức khoa học, những kinh nghiệm của loài người.

Xã hội là môi trường giáo dục thanh niên, giúp thanh niên hình thành và phát triển nhân cách. Đó là nơi thanh niên thể hiện những kiến thức mà mình có đồng thời cũng hoàn thiện nhân cách của mình thông qua giao tiếp xã hội.

Gia đình, nhà trường và xã hội là những thiết chế có những chức năng giáo dục cá nhân không hoàn toàn giống nhau. Trong quá trình tổ chức giáo dục cho thanh niên, đặc trưng của từng thiết chế được bộc lộ rõ rệt và cần bổ sung cho nhau.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên, trước mắt chúng ta cần giải quyết tốt một số biện pháp cụ thể sau đây:

Thứ nhất, trong giáo dục đạo đức cho thanh niên, giữa gia đình và nhà trường

phải có sự thống nhất về quan điểm, nội dung, phương pháp, tránh tình trạng phân tán, biệt lập.

Thứ hai, gia đình, nhà trường, xã hội phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong

việc kết hợp giáo dục đạo đức cho thanh niên.

Thứ ba, gia đình, nhà trường cần phối hợp với chính quyền, các tổ chức chính

tổ chức các hoạt động văn hóa vui chơi, giải trí, thể dục thể thao rèn luyện thể chất, tham gia vào các hoạt động xã hội v.v. để thanh niên tham gia.

Bốn là, giáo dục đạo đức thanh niên trên cơ sở chọn nghề để lập thân, lập nghiệp.

Các tổ chức Đoàn và Hội cần phải coi đây là nội dung hoạt động, là chương trình hành động đầy trách nhiệm đối với các đoàn viên, hội viên của mình. Nền tảng căn bản của việc chọn nghề là lao động đặc biệt là tình cảm và thái độ lao động đối với mỗi người. Bên cạnh đó, cần tìm các nguồn hỗ trợ về tư vấn việc làm, về vốn cho thanh niên có thể lựa chọn nghề nghiệp và phát triển sản xuất.

Năm là: Tạo lập môi trường xã hội lành mạnh để giáo dục đạo đức cho thanh niên

Xây dựng môi trường tổ chức và hoạt động lành mạnh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thanh niên tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu trong học tập và công tác. Quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của thanh niên, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa tinh thần bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như các hoạt động văn hóa tinh thần bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phim ảnh, phát thanh, nâng cao lòng tự hào dân tộc trong mỗi thanh niên, từ đó giúp họ tự giác tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu theo mục tiêu, lý tưởng cách mạng.

Như vậy, có thể khẳng định rằng quá trình giáo dục đạo đức cho thanh niên là một quá trình lâu dài và phức tạp. Nó đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của tất cả mọi người, ở mọi phạm vi, mức độ và cả chính bản thân thanh niên. Vấn đề khó khăn nhất chính là làm thế nào để cho việc định hướng tư tưởng gần gũi và ăn nhập với hành động hiện thực. Do đó, muốn hoàn thành mục tiêu giáo dục con người toàn diện thì những giải pháp về giáo dục đạo đức phải được quan tâm ưu

tiên hơn nữa để thanh niên thực sự có thể trở thành những người tiếp nối xuất sắc những truyền thống vẻ vang của dân tộc, là lực lượng hùng mạnh, tiên phong trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội như sự kỳ vọng của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong giáo dục, xây dựng đạo đức cho thanh niên xã (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w