KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong giáo dục, xây dựng đạo đức cho thanh niên xã (Trang 33 - 35)

1. KẾT LUẬN

Giáo dục, xây dựng đạo đức cho thanh niên hiện nay là một nhiệm vụ vừa có tính chiến lược cơ bản, lâu dài, vừa có ý nghĩa cấp bách đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội. Thực chất của công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên là nhằm đào tạo ra những thanh niên có đạo đức trong sáng và lối sống cao đẹp, có trình độ văn hóa chuyên môn cao, có hoài bão lập thân, lập nghiệp vì hạnh phúc của bản thân, vì sự nghiệp chung của đất nước, của dân tộc. Thông qua giáo dục đạo đức mà nội dung các phạm trù, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức được nhận thức và hình thành. Từ đó hình thành ý thức, tình cảm, niềm tin để có những hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, đồng thời giáo dục đạo đức góp phần tạo ra những giá trị đạo đức mới, xây dựng quan điểm sống tích cực, khắc phục những quan điểm đạo đức lạc hậu, sự lệch chuẩn các giá trị nhân cách, chống lại những hiện tượng phi đạo đức, phản giá trị.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, một vĩ nhân “đã để lại dấu ấn trong quá trình phát triển của nhân loại”. Người được biết đến không chỉ là một nhà hoạt động chính trị, nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà quân sự tài ba, nhà văn hoá kiệt xuất. Hồ Chí Minh còn là một lãnh tụ có đời tư trong sáng thuỷ chung, một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng. Tấm gương ấy biểu hiện trên các nội dung khác nhau, nhưng tựu chung lại ở giá trị đạo đức và cuộc đời hoạt động, sự nghiệp, những phẩm chất của một nhân cách lớn, danh nhân văn hoá thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc. Người đã giải phóng dân tộc Việt Nam thoát khỏi vòng nô lệ ách thống trị của Chủ nghĩa thực dân cũ và mới đưa con người từ thân phận nô lệ tới tự do và làm chủ. Từ khi bước vào con đường hoạt động cách mạng thì tư tưởng của Người về đạo đức thanh niên đã được hình thành. Việc giáo dục những tư tưởng đó đã góp phần đào tạo nên những thế hệ

thanh niên bất khuất, có lý tưởng sống cao đẹp, có phẩm chất đạo đức trong sáng luôn sẵn sàng hy sinh vì nền độc lập dân tộc, vì độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội vì độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

Trong điều kiện hiện nay, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Đảng ta đã khẳng định, nguồn nhân lực là nguồn lực cơ bản có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển bền vững của xã hội, được đánh giá là: “nguồn lực của mọi nguồn lực, tài nguyên của mọi tài nguyên”. Nguồn lực con người, nguồn lực thanh niên là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo sự thắng lợi trong công cuộc Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thế kỷ XXI. Thanh niên chính là nhân tố trung tâm trong chiến lược phát triển con người. Để phát huy vai trò tích cực của thanh niên trong công cuộc đổi mới ở nước ta, thanh niên phải là những người vừa “hồng”, vừa “chuyên”, vừa có “tài” lại vừa có “đức”. Vì vậy, công tác thanh niên nói chung và việc giáo dục đạo đức cho thanh niên nói riêng bao giờ cũng là vấn đề sống còn của Đảng. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là bổn phận và nghĩa vụ cao cả và là niềm vinh dự của chúng ta. Đất nước ta hiện nay rất cần những người trẻ tuổi, có nhiệt tình, có nghị lực phi thường và những hoài bão lớn lao để xây dựng đất nước.

Trong tiểu luận của mình, ở chương 1, tôi đã nêu được những luận điểm chung về vai trò của thanh niên, về giáo dục đạo đức để từ đó thấy được những tư tưởng về giáo dục đạo đức của Hồ Chí Minh chính là sự kết tinh những giá trị đạo đức dân tộc và cũng từ đó Người đã xây dựng cho thế hệ thanh niên tư tưởng đạo đức mới, xây dựng con người mới – con người xã hội chủ nghĩa. Ở chương 2, thông qua việc phân tích thực trạng về giáo dục đạo đức thanh niên tại địa phương , tôi đã nêu những nguyên nhân và những giải pháp để khắc phục các hiện tượng suy thoái trong đạo đức, lối sống một bộ phận thanh niên, vận dụng những tư tưởng về giáo dục đạo đức của Hồ Chí Minh để có những giải pháp xây dựng đạo đức cho thanh niên tại xã Nam Chính.

Dù đã cố gắng thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu vạch ra song tiểu luận chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, rất mong những lời góp ý chỉ dẫn của các thầy cô để tôi tiếp tục hoàn thiện, tiếp tục nâng cao chất lượng nghiên cứu và đưa vào ứng dụng nhiều hơn trong thực tiễn .

2. KIẾN NGHỊ

Để công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho thanh niên ở xã Nam Cao thực sự có hiệu quả, từ thực tiễn nghiên cứu trên tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:

- Một là: Đối với Đoàn cấp trên

+ Cầu tham mưu với cấp ủy Đảng chính quyền trong thực hiện quy chế cán bộ Đoàn.

+ Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng hoạt động của các đồng chí bí thư chi đoàn.

+ Xây dựng chương trình kế hoạch, đáp ứng được nhu cầu thực tế của địa phương nhu cầu của đoàn viên, thanh niên trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong giáo dục, xây dựng đạo đức cho thanh niên xã (Trang 33 - 35)