D.Trump lãnh đạo kiểu đóng kịch bất chấp dịch COVID-19 lan rộng ở Mỹ TTXVN (New York) Ngày 25/3, Tạp chí Chính trị Thế giới có bài phân tích cho

Một phần của tài liệu BCA056+(1) (Trang 27 - 29)

III. CÁC VẤN ĐỀ QUỐC TẾ

D.Trump lãnh đạo kiểu đóng kịch bất chấp dịch COVID-19 lan rộng ở Mỹ TTXVN (New York) Ngày 25/3, Tạp chí Chính trị Thế giới có bài phân tích cho

TTXVN (New York) - Ngày 25/3, Tạp chí Chính trị Thế giới có bài phân tích cho rằng cách ứng phó lúng túng, chậm chạp và có phần tự mãn của Mỹ đối với cuộc khủng hoảng COVID-19 khiến người ta nghi ngờ vai trò hình mẫu, đồng minh hay thậm chí là bè bạn của Mỹ đối với các nước trên thế giới.

Theo bài viết, với tình hình dịch COVID-19 lan nhanh trong những ngày gần đây và rất có thể trong những ngày tới, nước Mỹ bỗng rơi vào tình thế hết sức khó khăn do chính mình gây nên. Giờ thì dù có đổ lỗi cho Trung Quốc vì đã thiếu minh bạch thông tin khi dịch này mới bùng phát hay chỉ trích Trung Quốc đã chậm trễ trong việc cảnh báo các nước khác về sự thực đáng sợ của đại dịch COVID-19, cũng không khiến tình hình thay đổi được gì.

Mỹ, một đất nước luôn nhắc các nước khác về độ giàu nhất và mạnh nhất thế giới, đã lãng phí thời gian không hề có sự chuẩn bị gì trước khi đại dịch virus Corona chiếm lĩnh Seattle và New York khiến hai nơi này bị tê liệt. Tuy nhiên, tình hình sẽ còn tệ hơn, bởi Tổng thống Donald Trump đang áp dụng kiểu hoạch định chính sách thay đổi từng ngày, lúc thì không thừa nhận có khủng hoảng rồi lại dự báo dịch COVID-19 sẽ tự biến mất một cách ngoạn mục, rồi lại ví mình như tổng thống “thời chiến”, chưa kể tới việc lúc nào cũng khoe khoang mình sáng suốt, thông minh.

Lãnh đạo kiểu thiếu kiểm soát như vậy đã dẫn tới việc áp dụng những biện pháp chống virus corona lây lan ở Mỹ hết sức thiếu đồng bộ, mỗi bang áp dụng lệnh yêu cầu “ở

yên tại nhà” và “giữ khoảng cách” một kiểu khác nhau. Đến giờ, chính quyền của ông Trump vẫn không thể đáp ứng đủ khẩu trang, máy thở và các trang thiết bị y tế cần thiết cho những bang đang cần nhất.

Không cẩn thận thì nước Mỹ sẽ lại phí nốt 15 ngày án binh bất động, gây tốn kém rất nhiều hiện nay mà vẫn không kiểm soát được sự lây lan của dịch bệnh. Giờ đây, Washington đã thấy rõ áp lực ngày càng gia tăng và muốn giảm bớt các biện pháp làm tê liệt nền kinh tế cũng như giao tiếp xã hội bởi hậu quả quá lớn, thậm chí chưa lường hết được, mà tình trạng tê liệt như hiện nay đang gây ra cho nền kinh tế Mỹ.

Tuy nhiên, nếu nới lỏng các biện pháp cách ly, nới lỏng lệnh dừng mọi hoạt động kinh tế thì dù tỷ lệ nhiễm virus corona không tiếp tục tăng, số ca nhiễm sẽ vẫn ở mức nguy hiểm không chấp nhận được. Người ta ước tính tỷ lệ lây nhiễm virus corona ở Mỹ có thể phủ tới 40% dân số, cho nên nếu ai băn khoăn về các biện pháp đang áp dụng hiện nay khiến nền kinh tế Mỹ phải trả giá quá cao hãy mường tượng tới những hậu quả kinh khủng hơn nữa nếu dịch bệnh COVID-19 tiếp tục lan rộng và khiến gần một nửa dân số nước Mỹ bị nhiễm.

Chỉ cần làm một phép tính đơn giản rằng nếu 10% hoặc 5% hoặc thậm chí chỉ 2% người Mỹ phải đưa vào diện chăm sóc y tế tích cực khẩn cấp vì virus corona thì toàn bộ nền kinh tế nước Mỹ, chứ không chỉ nền kinh tế của tiểu bang New York hay California sẽ sập trước khi có vaccine chống chọi được căn bệnh này vào năm tới. Đó là bởi chi phí chăm sóc y tế tích cực, khẩn cấp rất đắt đỏ và việc nới lỏng chính sách “ngừng các hoạt động kinh tế” chắc chắn sẽ dẫn tới việc các quy định lúc được áp dụng, lúc không trong khi tình hình lây nhiễm dịch bệnh chưa hề có dấu hiệu dừng lại.

Vào thời điểm trước khi dịch bệnh COVID-19 lan ra bên ngoài biên giới Trung Quốc, nhiều người cứ nghĩ rằng cuộc khủng hoảng này cho thấy sự mất ổn định có hệ thống trong chính quyền độc tài của Trung Quốc. Sau đó, khi Mỹ có nguy cơ trở thành điểm “nóng” dịch bệnh tiếp theo của thế giới thì người ta lại nghĩ rằng đó là đòn trừng phạt đích đáng đối với nước Mỹ; rồi các đồn đoán theo kiểu thuyết âm mưu do cả giới ngoại giao Trung Quốc lẫn một số người Mỹ lại cho rằng virus này chính là có nguồn gốc từ Mỹ. Trong khi đó, với tình hình như hiện nay, đáng lẽ mối bận tâm hàng đầu của mỗi người nên là làm sao để giữ được sự sống và khôi phục lại xã hội chứ không phải ngồi đồn đoán, đánh giá xem hệ thống chính trị nước nào tốt hơn.

Tuy nhiên, việc công chúng nhận xét hay so sánh Mỹ và Trung Quốc là điều khó tránh khỏi trong bối cảnh các nước lớn cạnh tranh quyền lực và của cải vật chất trên bình diện toàn cầu như hiện nay. Chẳng hạn, vào những năm 90, khi Trung Quốc bắt đầu nỗ lực để có được ảnh hưởng của họ đối với châu Phi và sau đó gia tăng dần tầm ảnh hưởng của họ đối với châu lục này trong suốt cả thập kỷ sau đó, thì nhiều người đã băn khoăn đặt câu hỏi rằng: “Tại sao Trung Quốc lại thắng Mỹ trong cuộc chạy đua giành tầm ảnh hưởng với châu Phi?”. Câu trả lời rất đơn giản: Đó không phải là một cuộc đua, bởi chỉ có mỗi Trung Quốc nỗ lực để có tầm ảnh hưởng đối với châu Phi.

Còn giờ đây, nếu nhìn vào cách chính quyền Mỹ đối phó với dịch COVID-19 thì tình trạng tương tự lại xảy ra đúng như vậy. Nhiều người so sánh cách đối phó dịch bệnh của Washington và Bắc Kinh, nhưng hãy đặt Trung Quốc qua một bên, chỉ cần nhìn cách phản ứng lúng túng, chậm chạp, tự kiêu, tự mãn của Mỹ trong cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng này cũng đủ khiến người ta phải đặt câu hỏi liệu Mỹ có đáng là hình mẫu, là đồng minh hay thậm chí là một nước bè bạn với nước khác hay không. Vấn đề tai họa hiện nay là chính quyền Mỹ không muốn và không có khả năng giải quyết các vấn đề của người dân, cả trong đối nội và đối ngoại.

Những gì hiện nay người ta thấy ở ông Trump đúng là kiểu lãnh đạo đóng kịch. Ông Trump kiểm duyệt cả những thông tin mà chính ông tiếp nhận, kiểu như khi được hỏi về tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng các bộ xét nghiệm virus Corona và trang thiết bị y tế ở bệnh viện thì ông tuyên bố rằng “Tôi không hề nghe thấy thông tin này”.

Sẽ tới lúc cả ông Trump và ông Tập Cận Bình đều tuyên bố chiến thắng được đại dịch, nhưng tất nhiên chỉ một người có đủ bằng chứng dịch tễ học vững chắc làm căn cứ để đưa ra tuyên bố đó mà thôi. Quan điểm này không phải nhằm ủng hộ kiểu lãnh đạo độc tài và cũng không phải nhằm so bì Trung Quốc hay Mỹ ai hơn ai. Rõ ràng, có nhiều việc nước Mỹ nên làm ngay để xử lý cuộc khủng hoảng mang tên đại dịch COVID-19.

Một phần của tài liệu BCA056+(1) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w