Năm 2018, nhiều hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa tiếp tục được hai bên coi trọng, thúc đẩy để kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Israel-Việt Nam. Tại các buổi làm việc, phía Israel đánh giá cao thành tựu và vai trò của Việt Nam, coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở châu Á-Thái Bình Dương; đồng thời, bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, mong muốn được sớm đón tiếp các đoàn lãnh đạo cấp cao của Việt Nam sang thăm Israel. Hợp tác an ninh, quốc phòng giữa hai nước tiếp tục được đẩy mạnh, hai bên nhất trí tiếp tục trao đổi hợp tác lên một tầm cao hơn thông qua tăng cường trao đổi đoàn, nhất là đoàn cấp cao; duy trì cơ chế đối ngoại về chính sách quốc phòng; nâng cao hiệu quả làm việc chung.
Về kinh tế
Hai bên tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện các cam kết đạt được trong chuyến thăm Việt Nam tháng 3/2017 của Tổng thống Israel R.Rivlin và phiên hai Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Israel. Quan hệ kinh tế, thương mại song phương tiếp tục được đẩy mạnh. Hai bên đã họp phiên thứ 5 Hiệp định thương mại tự do (VIFTA) trong tháng 6/2018 và lên kế hoạch họp phiên thứ 6 trong tháng 1/2019.
TÌNH HÌNH NAM PHI QUÝ IV/2018TTXVN (Pretoria) – TTXVN (Pretoria) –
I. Trong nước
1. Chính trị - xã hội
Gần 10 tháng kể từ khi lên nắm quyền hồi tháng 2/2018, Tổng thống Cyril Ramaphosa và chính phủ mới của ông dường như vẫn đang phải loay hoay giải quyết những hậu quả sau một thập kỷ dưới sự lãnh đạo tồi tệ của cựu Tổng thống Jacob Zuma. Đó là kinh tế sa sút, tình trạng tham nhũng tràn lan từ cấp địa phương tới trung ương, nợ công ở mức rất cao, mất an ninh trật tự xã hội nghiêm trọng. Rất nhiều tiếng ca thán đã vang lên trên các diễn đàn mạng xã hội tại Nam Phi, rằng từ nhiều thập kỷ nay quốc gia này chưa bao giờ phải chứng kiến số lượng người thất nghiệp cao đến như vậy (27%), chưa bao giờ người ăn xin lại nhiều trên các đường phố khắp cả nước đến như vậy và chưa bao giờ niềm tin của người dân lại suy sụp đến thế.
Ông Ramaphosa và chính phủ của ông biết rõ thực tế này và liên tục đưa ra các biện pháp các chính sách mới. Trong lịch sử cận đại Nam Phi, chưa bao giờ có một chiến dịch tấn công vào tham nhũng mạnh mẽ đến vậy. Hàng loạt quan chức và cựu quan chức bị yêu cầu lôi ra điều trần để phục vụ công việc điều tra về những vụ án tham nhũng từ việc hối lộ để nhận thầu các công trình cầu đường cho đến mua vũ khí. Có lẽ, ông Ramaphosa hiểu rằng điều đầu tiên phải làm là phải lấy lại lòng tin của người dân.
Trong những tháng cuối năm 2018, ông Ramaphosa có vẻ như không đề cập nhiều đến kế hoạch thu hồi đất không bồi thường. Ông cho rằng đây chưa phải thời điểm thích
hợp để đề cập tiếp về vấn đề này. Việc cần làm trước mắt là phải phục hồi niềm tin, phục hồi kinh tế.
2. Kinh tế
Kinh tế Nam Phi tiếp tục bị trượt theo đà suy thoái của các quý trước đó. Theo một báo cáo, Nam Phi đang ở chu kỳ suy thoái kinh tế dài nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai và hiện vẫn chưa thể xác định được thời điểm kết thúc.
Nằm trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế, Nam Phi đã tổ chức Hội nghị đầu tư Nam Phi 2018 vào tháng 10. Phát biểu tại hội nghị, Tổng thống Ramaphosa cho biết, ông “bị choáng ngợp” bởi lượng vốn đầu tư cam kết tại hội nghị, cũng như mức độ quan tâm đến nền kinh tế Nam Phi và khẳng định quốc gia miền Nam châu Phi này sẽ đạt được mục tiêu thu hút 100 tỷ USD đầu tư mới trong 5 năm tới trước thời hạn. Tổng thống Ramaphosa có cơ sở khi đưa ra nhận định trên bởi kết thúc phiên buổi sáng ngày 26/10, các công ty tham dự hội nghị đã cam kết đầu tư hơn 8 tỷ USD, gồm 6 tỷ USD từ Anglo American Plc và các khoản đầu tư của các công ty Naspers, Sappi, Vedanta, Resources, Rain Telecom…, tập trung vào các lĩnh vực khai khoáng, công nghệ mới, chế biến gỗ…
Ngày 22/11, Ngân hàng Trung ương Nam Phi (SARB) quyết định tăng lãi suất tham chiếu nhằm giảm nguy cơ lạm phát đang có chiều hướng gia tăng. Trong khi đó, theo Ủy ban kế hoạch quốc gia Nam Phi (NPC), nước này nhiều khả năng sẽ sớm yêu cầu sự trợ giúp từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong trường hợp nguồn thu ngân sách của nước này không còn đủ để chi trả các khoản nợ công. Hiện nợ công của nền kinh tế trị giá 300 tỷ USD này đang ở mức tương đương 53,1% GDP và dự báo sẽ tăng lên 56,2% GDP trong 5 năm tới.