Việt Nam trình bày báo cáo quốc gia về thực thi Công ước chống tra tấn của LHQ

Một phần của tài liệu BCA020+(1) (Trang 28 - 29)

của LHQ

Trong các ngày 14, 15/11, tại Geneva (Thụy Sĩ), đoàn công tác liên ngành do Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lê Quý Vương, làm trưởng đoàn, đã trình bày và trao đổi về Báo cáo quốc gia lần thứ nhất của Việt Nam về thực thi Công ước của LHQ về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (còn gọi là Công ước chống tra tấn) trước Ủy ban Chống tra tấn của LHQ. Sau khi Trưởng đoàn Việt Nam trình bày báo cáo, các thành viên Ủy ban Chống tra tấn đã nêu các câu hỏi và bình luận. Sau đây xin điểm một vài đánh giá, khuyến nghị của các thành viên Ủy ban Chống tra tấn Liên hợp quốc đối với báo cáo quốc gia của Việt Nam.

Ông Jens Modvig, Chủ tịch Ủy ban đã nhấn mạnh rằng Ủy ban đã nhận được rất nhiều thông tin về tình trạng phổ biến của hình thức tra tấn ở Việt Nam. Ông Modvig đề nghị Việt Nam thông qua định nghĩa về tội tra tấn phù hợp với điều 1 của Công ước chống tra tấn; chú trọng việc đề xuất trừng phạt thích đáng với mức độ tội phạm; sửa đổi Bộ luật Hình sự để đảm bảo tất cả các tội phạm tra tấn bị truy tố và trừng phạt bất kể việc phạm tội diễn ra vào thời điểm nào.

Ông Modvig cũng khuyến nghị Việt Nam phê chuẩn Nghị định thư không bắt buộc liên quan đến Công ước chống tra tấn, "cho phép các chuyến viếng thăm thường xuyên của các cơ quan quốc tế và các tổ chức độc lập tại Việt Nam đến các trại giam, nhà tù để ngăn chặn tình trạng tra tấn".

Bà Essadia Belmir, thành viên Ủy ban chống tra tấn, đã trích dẫn một số ví dụ về tình trạng giam giữ tùy tiện, giam giữ không công khai, và đàn áp các cá nhân bất đồng chính kiến; các trường hợp tra tấn để lấy lời khai, thú tội; tình trạng đối xử tệ với các đối tượng trong thời gian giam giữ trước khi xét xử. Bà Essadia Belmir cũng đề cập đến các trường hợp tử vong do tình trạng sử dụng bạo lực của lực lượng công an, do các tổ chức phi chính phủ báo cáo.

Một thành viên khác của Ủy ban chống tra tấn khuyến nghị Việt Nam nên chú trọng công tác đào tạo, tuyên truyền về Công ước chống tra tấn một cách rộng rãi cho tất cả các nhân viên an ninh, công an, quản giáo, làm việc tại các trại giam và nhà tù.

Đoàn Việt Nam đã trả lời các câu hỏi và giải đáp các nhận xét, ý kiến của các thành viên của Ủy ban, liên quan đến định nghĩa về tra tấn và các hình phạt được quy định cho tội phạm này; việc không công nhận đối với các lời khai nhận, thú tội có được do tra tấn, về hình phạt tử hình, về các điều kiện giam giữ và tôn trọng các quyền cơ bản của người bị giam giữ...

Một phần của tài liệu BCA020+(1) (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w