Quan hệ Nam Phi – Việt Nam

Một phần của tài liệu BCA020+(1) (Trang 27 - 28)

Diễn đàn hợp tác Việt Nam – Nam Phi, diễn đàn đóng vai trò quan trọng nhất trong quan hệ hai nước đã tiếp tục bị hoãn trong quý IV/2018. Theo thông tin mới nhất từ Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, diễn đàn này dự định sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 3/2019.

Liên quan đến vụ 6 người Việt bị bắt giữ tại Nam Phi trong khi vận chuyển xác hổ và sư tử cuối tháng 11/2018, hiện 6 người này vẫn đang bị giam giữ tại một trại tạm giam thuộc tỉnh North West, cách thủ đô Pretoria khoảng 250km, để chờ phiên tòa tiếp theo vào ngày 20/2 tới. Phía Nam Phi có vẻ như muốn xử nghiêm vụ án này để làm điểm. Theo luật sư bào chữa cho các nghi can, với tội danh này, án tù có thể lên đến 10 năm hoặc một khoản tiền bảo lãnh tại ngoại lên đến 700 nghìn USD cho mỗi người. Hiện ĐSQ Việt Nam hàng tuần đều cử người đến trại giam để thăm hỏi và tiếp phẩm. Cho đến nay, vẫn chưa có người nhà nào của các nghi phạm từ Việt Nam sang. Chính phủ và người dân Nam Phi đang nhìn Việt Nam với con mắt e ngại và có phần tiêu cực. Đây hậu quả của hàng loạt vụ việc liên quan đến việc săn bắn và buôn lậu động vật hoang dã trong nhiều năm trở lại đây, đặc biệt là sừng tê giác và ngà voi. Trên thực tế, các hoạt động này vẫn đang diễn ra nhưng ở cấp độ tinh vi và được tổ chức tốt hơn.

Về thương mại song phương, theo Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước năm 2018 đạt khoảng 1.1 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2017.

TÌNH HÌNH THỤY SĨ QUÝ IV/2018TTXVN ( Geneva ) - TTXVN ( Geneva ) -

I.Trong nước

Chính sách đối ngoại của Thụy Sĩ vốn dựa vào ngoại giao và tư cách trung lập: bộ máy vận hành tốt, đối thoại, mạng lưới toàn cầu, vị thế và vai trò của thành phố quốc tế Geneva. Thụy Sĩ ủng hộ chủ nghĩa đa phương. Tuy nhiên, chủ nghĩa đa phương và đối thoại đã từng trải qua những ngày tháng tốt đẹp nhất. Hiện nay, nhiều dấu hiệu cho thấy có sự đổi hướng: chủ nghĩa bảo hộ và những tiếng nói tiêu cực đang là xu hướng lấn át. Lợi ích quốc gia, dân tộc chủ nghĩa đang chiếm ưu thế trong nhiều khu vực chính trị quan trọng. Xu hướng này cũng đang lan rộng ở Thụy Sĩ.Hiệp ước toàn cầu về di cư mà Thụy Sĩ đóng góp soạn thảo, đã bị các nghị sĩ quốc hội tranh luận rất gay gắt. Hiện tại, Thụy Sĩ vẫn chưa thông qua Hiệp ước này. Có ý kiến cho rằng năm 2019, Thụy Sĩ có thể còn “đánh chìm” vĩnh viễn Hiệp ước này.

Thụy Sĩ vốn tự hào về nền kinh tế mở của nước này. Các doanh nghiệp có trụ sở tại Thụy Sĩ đang hoạt động trên khắp thế giới và đóng góp cho danh tiếng của đất nước. Tuy nhiên, sự hiện diện mạnh mẽ của các công ty đa quốc gia tại Thụy Sĩ cũng có tác động tiêu cực. Các công ty hoạt động ở quy mô toàn cầu thường có liên quan đến các trường hợp vi phạm nhân quyền hoặc hủy hoại môi trường.Gần một nửa doanh thu của các doanh nghiệp Thụy Sĩ có được là nhờ xuất khẩu. Vì sự phụ thuộc này vào xuất khẩu, Thụy Sĩ sẽ không thoát khỏi những ảnh hưởng của việc nền kinh tế toàn cầu chững lại theo như dự kiến vào năm 2019. Tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, vấn đề Brexit và những lo ngại về một cuộc khủng hoảng nợ mới ở châu Âu là những rủi ro bất ổn chính đè nặng lên các công ty Thụy Sĩ. Hiệp hội giới chủ Thụy sĩ đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của năm 2019 xuống còn 1,4% so với mức 2,7% trong năm 2018.

Một phần của tài liệu BCA020+(1) (Trang 27 - 28)