- Về chuyên gia và các nhà quản lý: Trung tâm Tư vấnNghiên cứu phát triển miền Trung, Viện
3.4.3. xuất của chuyên gia, nhà quản lý về giải pháp cải thiện PCI của Phú Yên trong thời gian đến
thời gian đến
Kết quả phỏng vấn sâu 37 chuyên gia đang hoạt động liên quan trong các lĩnh vực PCI nghiên cứu: 37,8% đánh giá môi trường kinh doanh hiện tại của tỉnh Phú Yên đang ở mức “Tốt”; 51,4% đánh giá ở mức “Chưa tốt”. Theo hơn một nửa số chuyên gia tham gia phỏng vấn sâu đánh giá môi trường kinh doanh của Phú Yên chưa tốt với nguyên nhân: 66% ý kiến cho biết mặc dù tỉnh đã cố gắng ban hành nhiều chương trình, chính sách có lợi cho doanh nghiệp xong chưa có những sáng kiến đột phá để cải thiện môi trường kinh doanh tỉnh, thu hút đầu tư và khai thác tốt các tiềm năng lợi thế của tỉnh; 17% ý kiến cho biết do thiếu sự đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị nhà nước trong thực hiện công tác cải cách hành chính và 17% đánh giá năng lực và sự nhiệt tình của cán bộ công chức còn hạn chế.
Liên quan đến việc cải thiện điểm số của PCI tỉnh, theo ý kiến của các chuyên gia 03 chỉ số thành phần cần ưu tiên can thiệp nhằm cải thiện PCI của tỉnh gồm Cạnh tranh bình đẳng (7,27%); Đào tạo lao động (6,78%) và Chi phí không chính thức (6,08%). Trong đó, các nội dung cần can thiệp cụ thể:
- Đối với chỉ số thành phần “Cạnh tranh bình đẳng”: Cần có chính sách, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp phát triển; không phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp đồng thời có cơ chế hỗ trợ ưu tiên đối với những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
- Đối với chỉ số thành phần “Đào tạo lao động”: Hỗ trợ đào tạo nghề cho doanh nghiệp theo nhu cầu thị trường; tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề. Củng cố và cải thiện chất lượng của các cơ sở đào tạo nghề, tăng cường các chính sách giáo dục hướng nghiệp dạy nghề, dịch vụ giới thiệu việc làm.
- Đối với chỉ số thành phần “Chi phí không chính thức”: Tăng cường tính công khai minh bạch, giám sát chặt chẽ việc cấp các loại giấy phép; hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp giữa doanh nghiệp và cán bộ trực tiếp xử lý giải quyết thủ tục. Xây dựng kênh thông tin giúp doanh nghiệp phản ánh kịp thời và xử lý nghiêm đối với các trường hợp gây nhũng nhiễu, khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính.
- Đối với chỉ số thành phần “Chi phí gia nhập thị trường”: Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình và thời gian xử lý các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và nhà đầu tư; tổ chức hướng dẫn thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh trực tuyến, tăng cường cung cấp thông tin trên trang điện tử, cổng thông tin điện tử của các sở, ban ngành.
- Đối với chỉ số thành phần “Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp”: Mở rộng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp liên quan đến tư vấn pháp lý, thông tin thị trường, cơ chế chính sách ưu đãi, kết nối cung- cầu..
- Đối với chỉ số thành phần “Thiết chế pháp lý”: Tiếp tục đẩy mạnh công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; có cơ chế giám sát gia tăng hiệu quả hoạt động của cơ quan tư pháp; Tăng cường sự giám sát các hoạt động do cơ quan đơn vị trong giải quyết những thắc mắc của doanh nghiệp.
- Đối với chỉ số thành phần “Chi phí thời gian”: Cải thiện quy trình giải quyết các thủ tục hành chính các cơ quan theo tiêu chuẩn ISO; hạn chế tối đa thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Giảm số lượng, giảm chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm tra đơn giản hóa thủ tục, giảm thời gian chờ đợi; đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong việc phối hợp giải quyết thủ tục hành chính, giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp. Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa các ngành, địa phương trong liên thông giải quyết thủ tục hành chính.
- Chỉ số thành phần “Tính năng động và Tiên phong của lãnh đạo”: Lãnh đạo tỉnh cần có sự quan tâm sâu sát, quyết đoán trong chỉ đạo và điều hành; có những giải pháp mang tính đột phá cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh; thường xuyên tổ chức các chương trình đối thoại doanh nghiệp, tăng cường công tác tìm kiếm đối tác, nhà đầu tư, thị trường, đề cao vai trò lãnh đạo của các sở, ngành trong giải quyết các thủ tục cho doanh nghiệp.
- Chỉ số thành phần “Tính minh bạch và Tiếp cận thông tin”: Nâng cấp chất lượng các trang thông tin điện tử của tỉnh; thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến chương trình, chính sách của tỉnh; kịp thời công bố các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh; công khai thông tin kế hoạch sử dụng đất đai, các quy trình giải quyết thủ tục hành chính rõ ràng. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cho doanh nghiệp về cơ chế chính sách của tỉnh; phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và của các đoàn thể trong việc giám sát các hoạt động của doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước.
- Chỉ số thành phần “Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất”: Tổ chức công khai quy hoạch, lập bảng đồ giá đất trên phạm vi toàn tỉnh, điều chỉnh giá thuê đất cạnh tranh tạo cho doanh nghiệp sự yên tâm ổn định mặt bằng sản xuất kinh doanh. Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đất đai, cải thiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; công khai minh bạch trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, sở ngành về kế hoạch sử dụng đất.
Ngoài ra, kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia còn cho biết nhóm các giải pháp can thiệp trực tiếp và nhóm giải pháp can thiệp gián tiếp trong việc cải thiện PCI của tỉnh Phú Yên và được xếp theo thứ tự ưu tiên nhất:
Hình 3.1. Mức độ ưu tiên cải thiện các chỉ số thành phần PCI Phú Yên theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia và nhà quản lý
- Nhóm giải pháp trực tiếp:
1. Rà soát, thống nhất đầu mối tiếp nhận và xử lý hồ sơ; hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp theo nguyên tắc khi cần yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì thông báo một lần bằng văn bản cho doanh nghiệp, nhà đầu tư về toàn bộ các nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung đối với mỗi bộ hồ sơ.
2. Đặt ra các mục tiêu và cam kết rõ ràng đối với cộng đồng doanh nghiệp về những cải thiện, thời gian thực hiện thủ tục hành chính, tần suất thanh tra, kiểm tra…
3. Nâng cao chất lượng hoạt động của Bộ phận Một cửa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện kết nối, liên thông phần mềm quản lý văn bản của các Sở, ngành, UBND tỉnh và các đơn vị liên quan.
4. Tăng cường các hoạt động đối thoại của chính quyền địa phương với doanh nghiệp, tổ chức định kỳ hằng tháng các chương trình “Cà phê doanh nghiệp”.
5. Quán triệt cán bộ, công chức về đạo đức công vụ, cải cách hành chính; Công khai quy trình và cán bộ có trách nhiệm xử lý hồ sơ, tăng cường công tác thanh tra công vụ.
6. Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động hiệu quả, tiếp cận các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh, thu hẹp khoảng cách giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI.
7. Giảm các loại phí, lệ phí còn ở mức cao, giảm gánh nặng chi phí hoạt động cho doanh nghiệp. - Nhóm giải pháp gián tiếp:
1. Công khai quỹ đất có thể triển khai thực hiện dự án đầu tư và đơn giá đất, kèm theo định hướng quy hoạch phát triển trên hệ thống cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh cùng các hình thức tuyên truyền đến cộng đồng doanh nghiệp.
2. Khai thác quỹ đất để tạo nguồn vốn đầu tư cải thiện hệ thống hạ tầng nội tỉnh, các tuyến đường kết nối quốc lộ 1 đến các khu công nghiệp, khu du lịch trọng điểm…
3. Thành lập tổ “Phản ứng nhanh” đồng hành cùng doanh nghiệp để tập hợp và xử lý nhanh các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp tại địa phương.
4. Tăng cường xúc tiến, quảng bá tiềm năng đầu tư đến cộng đồng doanh nghiệp.
5. Triển khai chính sách đãi ngộ thu hút nhân lực có chất lượng về công tác, làm việc tại khu vực công và tư.
6. Xúc tiến thành lập Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm hỗ trợ tiếp cận vốn vay ưu đãi, đơn giản hóa thủ tục vay vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
7. Thành lập trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm hoạt động trong khu vực tư nhân.