Cảm nhận doanh nghiệp về môi trường kinh doanh của tỉnh Phú Yên * Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu 482926_vietnamese_1710_QD-UBND (Trang 43 - 45)

- Về chuyên gia và các nhà quản lý: Trung tâm Tư vấnNghiên cứu phát triển miền Trung, Viện

3.4.2. Cảm nhận doanh nghiệp về môi trường kinh doanh của tỉnh Phú Yên * Cơ sở hạ tầng

* Cơ sở hạ tầng

- Đối với chất lượng dịch vụ công của tỉnh Phú Yên, theo thang đo từ 1 (rất tốt) đến 6 (rất kém), doanh nghiệp được khảo sát đã cho rằng chất lượng dịch vụ công là tương đối tốt, điểm bình quân dao động giữa 2,19 và 2,7. Trong đó, chất lượng đường nối giữa cảng và đường bộ được đánh giá yếu hơn các dịch vụ còn lại với điểm bình quân là 2,7. Điện thoại có điểm bình quân là 2,19, là chất lượng dịch vụ công được đánh giá tốt nhất trong nhóm. Ngoài ra, trong năm, kết quả doanh nghiệp đánh giá về hệ thống đường giao thông từ doanh nghiệp tới trung tâm tỉnh không lưu thông tốt do các yếu tố khách quan như lũ lụt, sạt lở với thời gian di chuyển bình quân là 5,47 ngày. Trong 208 người trả lời câu hỏi này, có 67,3% doanh nghiệp trả lời là khi con đường tới trụ sở doanh nghiệp có một ổ gà, các cơ quan bảo dưỡng đường bộ có sửa chữa. 5,8% cho rằng chưa bao giờ được sửa chữa.

* Tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

Theo kết quả khảo sát, có 26,2% doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh; 24,9% có sử dụng dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật; 17,3% sử dụng dịch vụ tuyển dụng và giới thiệu việc làm; 20% sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh; 17,2% sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại và đối tác thương mại; 20,7 % sử dụng các dịch vụ liên quan đến công nghệ; 18% sử dụng các dịch vụ về đào tạo kế toán và tài chính; 12,4% sử dụng dịch vụ đào tạo về quản trị kinh doanh từ cơ quan nhà nước và khu vực tư nhân. Trong đó, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh do tư nhân cung cấp được sử dụng nhiều hơn và xúc tiến thương mại do nhà nước cung cấp được sử dụng nhiều hơn. Đào tạo về quản trị kinh doanh và nghiệp vụ kế toán tài chính là các dịch vụ ít được doanh nghiệp sử dụng nhất.

* Tiếp cận thông tin

Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp, 5 tài liệu, thông tin khó tiếp cận nhất gồm ngân sách, các dự án đầu tư của trung ương, bản đồ và quy hoạch sử dụng đất, các kế hoạch về dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mới và các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Các lý do mà doanh nghiệp không tiếp cận được thông tin, tài liệu của tỉnh liên quan đến việc thông tin, tài liệu không được cập nhật kịp thời (21,4%), không biết liên hệ bộ phận nào để xin (35,2%), cán bộ nhà nước từ chối cung cấp (4,1%).

Hơn 50% doanh nghiệp được hỏi cho rằng cần phải có mối quan hệ với cơ quan nhà nước để tiếp cận thông tin. 20% doanh nghiệp được hỏi đã từng tham gia góp ý kiến về các quy định, chính sách của Nhà nước, 55,9% doanh nghiệp chưa từng đóng góp ý kiến. Nguyên nhân không tham gia góp ý theo các doanh nghiệp này là do không biết các dự thảo quy định, chính sách để góp ý (29,7%), có góp ý cũng không được tiếp thu (5,5%) và không quan tâm tới việc này (9,7%). Kênh góp ý hiệu quả nhất mà theo đó doanh nghiệp hay sử dụng là thông qua các cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp - chính quyền (15,2%) hoặc là góp ý trực tiếp cho cơ quan nhà nước có liên quan (6,9%). Ngoài ra, 17,9% doanh nghiệp cho rằng ý kiến góp ý của doanh nghiệp được trả lời và 15,2% cho rằng ý kiến góp ý của doanh nghiệp được xử lý. Bình quân doanh nghiệp mất hơn 7 ngày để nhận được câu trả lời của cơ quan nhà nước.

* Tiếp cận đất đai

Về số ngày phải mất để doanh nghiệp có GCNQSDĐ, kết quả khảo sát cho thấy trong 78 doanh nghiệp có GCNQSDĐ cung cấp thông tin về câu hỏi thì bình quân doanh nghiệp mất 65 ngày. Số ngày nhỏ nhất để có GCNQSDĐ là 1 ngày và có 2 doanh nghiệp được may mắn như vậy. Số ngày dài nhất để có GCNQSDĐ là 720 ngày. 30 ngày là thời gian mà các doanh nghiệp thường xuyên phải bỏ ra để có GCNQSDĐ, với 26 doanh nghiệp. Các nguyên nhân mà doanh nghiệp phải chờ đợi lâu trong việc có được GCNQSDĐ phải kể đến chủ yếu là quy trình, thủ tục giải quyết rườm rà, phức tạp (25,9%), thủ tục, hồ sơ được niêm yết hướng dẫn không rõ ràng (15,3%), cán bộ, công chức nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính không hướng dẫn chi tiết, đầy đủ (12,1%). Có 47,7% doanh nghiệp được hỏi cho rằng tính ổn định của mặt bằng kinh doanh là thấp và rất thấp, 22,5% cho rằng cao và 28,7 % cho rằng cao và rất cao. Các nguyên nhân dẫn đến tính ổn định mặt bằng kinh doanh thấp theo doanh nghiệp là do mức giá thuê mặt bằng không ổn định (16,7%); thiếu cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động kinh doanh (14,3%); thiếu thông tin về quy hoạch đô thị (13,1%) và nguyên nhân chiếm tỷ lệ thấp nhất là chính quyền thu hồi cho mục đích khác.

Đối với nhận định "Sự thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp với sự thay đổi giá của thị

trường", có 56,7% doanh nghiệp được hỏi đồng ý và hoàn toàn đồng ý, tỷ lệ doanh nghiệp không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý chiếm tỷ lệ nhỏ hơn là 15,4% Chỉ có 10,3% doanh nghiệp trên tổng số 290 doanh nghiệp khảo sát trả lời là có gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai. Có 104 doanh nghiệp đã từng khó khăn khi tiếp cận và mở rộng mặt bằng, chiếm 35,9% tổng số DN tham gia khảo sát. Khó khăn mà doanh nghiệp hay gặp nhất liên quan đến đến giá thuê mặt bằng cao (chiếm 18,6%), Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp (chiếm 14,5%), thủ tục hành chính thuê mua đắt đai phức tạp (chiếm 10,3%). Các khó khăn như giải phóng mặt bằng chậm, thiếu quỹ đất sạch, giá đất theo quy định nhà nước cao doanh nghiệp ít gặp hơn, chiếm tỷ lệ lần lượt là 6,9%, 4,1% và 3,4%.

Nhìn chung, môi trường kinh doanh của tỉnh Phú Yên còn ít thuận lợi và đánh giá về chất lượng điều hành của chính quyền tỉnh nói chung còn kém tích cực. Các doanh nghiệp cần có nguồn thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ sở hạ tầng, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và các thủ tục hành chính cần cải thiện nhiều hơn mới có thể cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh.

Một phần của tài liệu 482926_vietnamese_1710_QD-UBND (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w