Từ các công thức này, thấy được là sự chuyển đổi giữa các đơn vị đo đòi hỏi các phương pháp tính tích phân và vi phân là:
F.1.2 Kích thích dạng xung và bước 1 Búa tạo xung
F.1.2.1 Búa tạo xung
Các bộ kích thích kiểu búa được sử dụng để tạo các tín hiệu lực va đập ("xung"). Hai kiểu búa tạo xung có thể được tính toán theo các dụng cụ đo lực được sử dụng: dụng cụ đo biến dạng hoặc thạch anh áp điện. Một búa tạo xung kiểu dụng cụ đo biến dạng được thể hiện trên Hình F.1.
Độ lớn của xung lực có thể được thay đổi bằng cách sử dụng các khối lượng bổ sung và thay đổi vận tốc va đập, trong khi khoảng thời gian va đập (và do đó dung lượng sóng của nó) phụ thuộc vào vật liệu tiếp xúc (đầu nối/liên kết) được gắn cố định với bề mặt của búa. Trên Hình F.1, bên phải, các tín hiệu lực theo miền thời gian được biểu thị cho các vật liệu tiếp xúc khác nhau, ví dụ, cao su, PVC và thép.
Trường hợp vật liệu tiếp xúc là thép, sự va đập là "ngắn hơn" và phổ năng lượng chứa nhiều hơn các tần số lớn so với vật liệu tiếp xúc là cao su, nó cho một xung "dài hơn" và nhiều thành phần tần số thấp hơn.
Bảng F.1 - Các tín hiệu kích thích và các đặc tính của nó
(nguồn: xem Tham khảo [4], Hình vẽ trong 6.22)
Dạng sin bậc Dạng sin quét Ồn Giả ồn ngẫu nhiên
Xung
Tín hiệu theo miền thời gian,
t
Tín hiệu, sx, theo miền tần số, f
Thời gian đo Rất dài Dài Ngắn Ngắn Rất ngắn
Giá thành thiết
bị đo Cao Cao Thấp Cao Thấp
Sự ngăn ngừa
rò rỉ Rất tốt Tốt Kém Tốt Tốt
Tập trung năng
lượng Rất cao Cao Thấp Thấp Rất thấp
Sự phát hiện phi tuyến tính
CHÚ DẪN:
1 Bulông tạo tải trước 2 Khối lượng của búa 3 Khối lượng bổ sung 4 Dụng cụ đo biến dạng 5 Vỏ
6 Phần tử tiếp xúc 7 Ống
1 Thép
2 Cellidor A (cellulose propionate) 3 PVC
4 Cao su, cứng 5 Cao su, mềm10
6 Cao su, mềm15
F Lực xung, N t Thời gian xung, s
Hình F.1 - Búa tạo kích thích xung (nguồn: xem Tham khảo [14], Hình vẽ trong 6.29)