Từ các công thức này, thấy được là sự chuyển đổi giữa các đơn vị đo đòi hỏi các phương pháp tính tích phân và vi phân là:
F.2.2 Các bộ phận chuyển đổi kiểu điện động lực
Các bộ chuyển đổi kiểu điện động lực là các cảm biến trong đó chuyển động tương đối của dây dẫn trong một từ trường sinh ra một hiệu điện thế trong cuộn dây tỉ lệ với vận tốc tương đối đó. Hiệu điện thế cảm ứng, U, tỉ lệ với độ cảm ứng từ (mật độ từ thông), B, số vòng quấn, w, chiều dài của mỗi vòng quấn, I, và vận tốc của cuộn dây, v:
U = w l B v = k v
Tất cả các thông số khác giữ không đổi, vận tốc của bộ phận chuyển động sinh ra hiệu điện thế U tỉ lệ với vận tốc này, v.
Kết cấu thông thường nhất của một cảm biến tương đối về cơ bản bao gồm một vỏ hộp bằng thép với một lõi ferrit làm nam châm vĩnh cửu, trong đó một trụ trượt có một cuộn dây được treo bằng hai lò xo lá (xem Hình F.7). Trụ trượt được kết nối với một đầu dò, đầu dò được đưa tiếp xúc với phần tử rung, trong khi vỏ hộp được giữ bằng tay hoặc được gắn cố định vào một hệ quy chiếu chuẩn. Cần chú ý là, trong trường hợp này, có khả năng dễ thấy là sự cộng hưởng tiếp xúc có thể tác động xấu đến các số đọc.
Đối với thiết bị đo tuyệt đối, kết cấu của nó thường ngược lại so với thiết bị đo tương đối ở trên. Cuộn dây được quấn trong vỏ hộp, còn trụ trượt là một nam châm vĩnh cửu. Một điểm tiếp xúc được cố định trên vỏ hộp và được giữ tỳ vào máy rung. Ở trên tần số riêng, trụ trượt gần như tĩnh tại và thể hiện khối lượng địa chấn. Vận tốc của phần tử rung được đo theo khối lượng địa chấn này.
CHÚ DẪN:
1 Đối tượng được đo 2 Đầu dò
3 Các lò xo lá 4 Bulông dẫn hướng 5 Cuộn dây
6 Đầu cực (pole shoe)
7 Nam châm vĩnh cửu 8 Vỏ hộp
9 Chỗ nối
v Vận tốc
l Chiều dài của một vòng quấn
Hình F.7 - Bộ chuyển đổi vận tốc kiểu điện động lực (nguồn: xem Tham khảo [14], Hình vẽ trong 2.28)