Cảm biến kiểu trụ trượt tự cảm biến đổ

Một phần của tài liệu 285582_tcvn7011-8-2013 (Trang 65 - 66)

Từ các công thức này, thấy được là sự chuyển đổi giữa các đơn vị đo đòi hỏi các phương pháp tính tích phân và vi phân là:

F.2.4 Cảm biến kiểu trụ trượt tự cảm biến đổ

Cũng có thể điều biến độ tự cảm bằng cách sử dụng một trụ trượt chuyển động trong hai cuộn dây được quấn ngược chiều nhau xung quanh một ống kim loại (xem Hình F.9). Một nguồn điện xoay chiều cung cấp tần số mang. Hai bộ tự cảm được nối với hai điện trở và tụ điện trong một mạch cầu Wheatstone để tạo ra một tín hiệu được tách sóng nhạy pha. Vị trí zero (0) của trụ trượt nằm ở tâm của ống sao cho có thể phát hiện được dấu hiệu của sự dịch chuyển. Các thiết bị đo này có dải tuyến tính lớn hơn rất nhiều so với các loại thiết bị đo được mô tả ở trên: dải đo nằm trong khoảng 0,5 mm và 200 mm, thường với độ tuyến tính bằng 0,2 % đến 0,4 % của dải đo.

Mặc dù tương tự về mặt thiết kế, nhưng không nên nhầm lẫn thiết bị đo này với máy biến áp vi sai biến đổi tuyến tính (LVDT). Thiết bị LVDT hoạt động theo nguyên lý biến áp, với các cuộn dây sơ cấp

và thứ cấp. Cuộn sơ cấp được dẫn bằng dòng điện mang. Cuộn thứ cấp bao gồm hai phần được quấn ngược chiều nhau, giống như trong trường hợp trước đây. Tỉ số biến đổi là một hàm của vị trí của trụ trượt với điểm zero (0) đặt tại tâm của ống. Tín hiệu được điều phối trong một mạch tách sóng nhạy pha và được khuyếch đại để cung cấp một điện áp ra tỉ lệ với vị trí của trụ trượt và chiều dịch chuyển của nó.

CHÚ DẪN: 1 Lõi 2 Phần ứng

l Lượng dịch chuyển của phần ứng

U Hiệu điện thế nguồn UM Hiệu điện thế đo Rv Điện trở chuẩn C Tụ điện

Hình F.9 - Cảm biến kiểu trụ trượt tự cảm biến đổi (nguồn: xem Tham khảo [14], Hình vẽ trong 2.7)

Một phần của tài liệu 285582_tcvn7011-8-2013 (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w