Tương tác với thính giả trong thuyết trình

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng thuyết trình Phần 2 ThS. Lại Thế Luyện (Bậc đại học chương trình đại trà) (Trang 61 - 63)

KỸ NĂNG HỒI ĐÁP THÍNH GIẢ Mục tiêu:

4.1.2.Tương tác với thính giả trong thuyết trình

v Tầm quan trọng của tương tác với người nghe khi thuyết trình

Tương tác với thính giả là yếu tố không thể thiếu khi thuyết trình. Tương tác” giúp bài thuyết trình trở nên sinh động, thú vị, đưa người nói và người nghe lại gần nhau hơn. Nhưng nếu bạn hỏi một trăm người rằng như thế nào là “tương tác với khán giả”, nhiều khả năng bạn sẽ nhận được chừng đó câu trả lời mông lung, mơ hồ.

Vậy thì thế nào là sự tương tác? Bất kể chủ đề bạn nói là gì, bất kể khán giả của bạn là ai, sự tương tác không gì khác chính là đi vào lòng khán giả, đánh động tâm trí của họ để hòa quyện thông điệp bạn muốn truyền tải vào cảm xúc của họ.

Nhưng vì sao phải chạm đến cảm xúc của khán giả? Khoa học đã kết luận rằng con người sống thiên về cảm xúc hơn là lý trí. Nếu vận dụng được những quy luật cảm xúc vào bài thuyết trình, bạn có thể cuốn toàn bộ tâm trí khán giả vào nội dung thông điệp của bạn.

Một lý do khác cho việc đánh động cảm xúc khán giả là khi bạn “trộn” thông điệp mình muốn truyền tải vào cảm xúc của khán giả, bạn giúp khán giả ghi nhớ thông điệp đó dễ dàng hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự hứng thú, cảm động, kinh ngạc, vui vẻ … tất cả những trạng thái cảm xúc mãnh liệt đó kích thích não tiết ra Dopamine – một hoạt chất giúp não xử lý thông tin mạnh mẽ hơn và ghi nhớ sâu sắc hơn.

Như vậy, nếu bạn muốn thông điệp của bạn như một mũi khoan sắc bén khai phá tâm trí khán giả, không gì hơn, bạn phải truyền đạt được cảm xúc chân thật của mình nhằm khơi gợi những cảm xúc của họ.

95 v Cách thức tạo sự tương tác với người nghe:

§ Ngôn ngữ cơ thể: ánh mắt, nụ cười, nét mặt

Người thuyết trình khi đứng trước thính giả gặp rất nhiều khó khăn trong việc quan sát thính giả như ánh đèn chiếu lên sân khấu, hội trường, mặc dù đôi lúc không quan sát thấy nhưng ta vẫn phải nhìn. Ta không nhìn rõ thính giả nhưng mọi hành vi, thái độ, biểu hiện của ta đều được thính giả để ý. Người thuyết trình luôn phải nhớ một nguyên tắc “Ta không quan tâm đến hội trường hội trường sẽ không quan tâm đến bài nó của ta” Liên tục quan sát hội trường giúp diễn giả điều chỉnh đựợc bài nói của mình, khi thuyết trình nhìn biểu hiện của thính giả ta có thể biết được được sự chú tâm của thính giả cũng như đo lường được mức độ thành công của bài nói để kịp thời điều chỉnh. Thấy mắt thính giả chăm chú lắng nghe ta biết được nội dung bài nói của ta đang cuốn hút người nghe, trong trường hợp này nếu thính giả thất sự chăm chú và tham gia đặt câu hỏi ta có thể nói kỹ hơn, sâu hơn mặc dù đây chỉ là những ý phụ trong bài nói của mình.Ngược lại, mặc dù ta đang nói những nội dung cốt lõi của bài nói nhưng quan sát thấy thính giả không chú tâm, mắt nhìn đi chỗ khác hoặc bắt đầu nói chuyện riêng thì nếu cần ta điều chỉnh ngay nội dung bài nói vì có thể vấn đề ta đang đề cập hội trường không hứng thú hoặc đã biết. Bài thuyết trình thành công khi đảm bảo nguyên tắc “Nói cái hội trường cần chứ không phải nói cái mình có”.

Trong hội trường một cách quan sát hiệu quả đó là chia hội trường thành các nhóm nhỏ đó là phương pháp giúp người nói quan tâm được tới từng thính giả trong hội trường và thính giả cũng có cảm giác đang được quan tâm. Mỗi một ý ta dừng trên một nhóm người hoặc một cá nhân nào đó.

Thông thường với những hội trường rất lớn, không thể nhìn hết mọi người được, ta phải chia hội trường thành những khu vực nhỏ hơn. Trong mỗi khu vực nhỏ, ta nhìn một người. Sau khi nói hết một ý ta chuyển sang nhóm tiếp theo. Khi quét lại mỗi nhóm, ta nhìn sang người bên cạnh, như vậy là sẽ nhìn hết được cả hội trường.

96

Đặc biệt chú ý là, tuy phải quan tâm khắp mọi người trong hội trường nhưng mắt không được đảo nhanh. Cũng giống như giọng nói, dáng điệu, mắt cũng phải có điểm dừng. Với mỗi ý, ta phải dừng mắt một lần giống như tâm sự vậy.

Bằng cách kể cho họ những câu chuyện sinh động, chiếu cho họ xem những hình ảnh, những video đầy cảm xúc để khiến họ như đang thực sự trải nghiệm chúng vậy.

Nụ cười là thứ rất dễ lây lan, nhưng với điều kiện là bạn phải thật sự cười. Khán giả có thể dễ dàng nhận ra một nụ cười giả tạo thông qua khuôn miệng và những nếp gấp lại ở góc mắt người thuyết trình. Không những thế, cười một cách không thành thật có thể khiến khán giả mang ấn tượng về người thuyết trình như một tên giả dối, không đáng tin tưởng. Ngược lại, nếu bạn thật sự vui vẻ, hào hứng trước khán giả, sự tương tác sẽ thật dễ dàng mà vẫn đảm bảo tính tự nhiên, chân thật.

Vậy bí quyết ở đây là, ngay trước khi thuyết trình, hãy khởi động chính mình, tự bồi đắp chính mình bằng những suy nghĩ tích cực, cười lớn để tự lên tinh thần (nếu ngại quê, bạn có thể vào phòng vệ sinh, đóng kín cửa và… há há hố hố). Như thế, bạn lan toản niềm vui của mình đến toàn bộ khán phòng, tương tác dễ dàng chính là đâyNhìn chung, trong thực tế, bạn phải vận dụng cùng lúc nhiều kỹ năng ngôn ngữ cơ thể như cách ứng xử, ánh mắt, tư thế…nhằm thu hút sự chú ý của người nghe. Chẳng hạn, khi muốn nhấn mạnh một ý quan trọng, bạn cần sử dụng các câu ngắn gọn, súc tích, đứng thẳng người và cao giọng. Hoặc khi muốn khơi gợi sự tò mò của người nghe về những điều bạn sắp tiết lộ thì hãy rướn người về phía trước và hạ thấp giọng xuống. Cử chỉ này là dấu hiệu cho biết bạn sắp chia sẻ những điều bí mật hoặc sự thú vị nào đó. Bạn hãy luyện tập thường xuyên để có thể sử dụng nhuần nhuyễn, nhằm đạt hiệu quả diễn đạt cao nhất.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng thuyết trình Phần 2 ThS. Lại Thế Luyện (Bậc đại học chương trình đại trà) (Trang 61 - 63)