Chuẩn bị tốt tài sản bảo đảm!

Một phần của tài liệu Tài chính Thịnh vượng ở tuổi 30 (Tập 2) Phần 2 (Trang 30 - 32)

Trên màn hình lại xuất hiện một dòng chữ như trên, Giáo sư Masu tiếp tục giải thích:

“Trước tiên, chúng ta hãy cùng nhận biết ‘tài sản bảo đảm’ trong ba tài sản lớn dưới đây. Sự nỗ lực làm việc của các bạn được đổi thành thu nhập cố định, nhưng nếu như rủi ro rơi xuống đầu bạn, ví dụ như bản thân bạn hoặc người thân trong gia đình lâm bệnh nặng, hoặc gặp phải tai nạn, sẽ phải bỏ ra một số tiền lớn, và nếu không may, những biến cố này sẽ xảy ra khi bạn 40-50 tuổi, độ tuổi thu không đủ chi, điều dễ thấy nhất là tài chính của gia đình bạn sẽ gặp phải khó khăn lớn, lúc đó e rằng mặt trời khó có thể mọc lên từ phía Đông. Để đối phó với tình hình này, chúng ta bắt buộc phải chuẩn bị tiền bảo hiểm, đây cũng chính là khoản tiền mà mọi người thường nhắc đến - bảo hiểm.”

Giáo sư Masu nhấn mạnh để ứng phó với tình hình đột xuất xảy ra bắt buộc phải mua bảo hiểm, và xu thế chính là tìm một chuyên gia bảo hiểm để tư vấn. Điều này khiến Choe Socheon nghĩ đến mấy năm trước một chuyên gia bảo hiểm cũng từng nói những câu đáng sợ như vậy, và ông ta khuyến khích anh mua bảo hiểm. Sau khi cùng Giáo sư Masu nói về chuyện của Song Huiseong, Choe Socheon đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc mua bảo hiểm, nhưng do hiện nay vẫn chưa thể hưởng những quyền lợi mà bảo hiểm đem lại nên anh vẫn do dự chưa đưa ra quyết định.

“Bảo hiểm quả thực có thể giúp chúng ta vượt qua một số khó khăn, nhưng chi phí của các loại bảo hiểm là không nhỏ, nói thực lòng, tôi luôn cảm thấy bỏ tiền ra mua bảo hiểm giống với việc ném tiền xuống vệ đường, quá là xót, hơn nữa sau khi bảo hiểm đến hạn, một phần tiền gốc sẽ không lấy lại được, do đó tôi không hào hứng lắm với việc này.”

Có người đã nói ra suy nghĩ của mình, Choe Socheon cảm thấy rất vui, không ít người cũng hưởng ứng với quan điểm của người đó.

“Chúng ta không thể coi việc mua bảo hiểm là ném tiền qua cửa sổ, khi những rủi ro xảy ra và khiến chúng ta gặp khó khăn về tài chính, bảo hiểm chính là một vũ khí an toàn có thể cứu giúp chúng ta khắc phục khó khăn, tóm lại đó chính là ‘tài sản bảo đảm’ của chúng ta, hơn nữa nếu chúng ta quan sát kỹ các sản phẩm bảo hiểm, sẽ phát hiện ra rằng tiền của chúng ta không hề lãng phí, ngược lại nó còn có thể thỏa mãn nhu cầu quản lý tài sản của chúng ta.”

Giáo sư Masu khẳng định lại bảo hiểm là một loại tài sản xuất sắc đủ có thể bù đắp tổn thất về kinh tế khi chúng ta gặp phải biến cố trong tương lai, và ông kiến nghị mọi người nên đi tìm các chuyên gia tư vấn bảo hiểm chuyên nghiệp để tư vấn, căn cứ vào tình hình tài chính hiện nay của bản thân và tình trạng của bản thân lựa chọn sản phẩm bảo hiểm phù hợp.

“Thưa Giáo sư, tôi rất đồng ý với quan điểm phải có trong tay tài sản bảo hiểm của ông. Cách đây không lâu, một giám đốc bộ phận của công ty khách hàng của chúng tôi do bị ung thư nên phải làm phẫu thuật, nếu trước đó ông ta không mua bảo hiểm, thì ông ta đã phải bỏ ra gần 20.000.000 Won, công ty cũng không thể bỏ ra một số tiền lớn như vậy cho ông ta. Một số người có được khoản tiền dự trữ đủ để chi trả hoặc có thể không cần phải suy nghĩ về chuyện này, nhưng đối với hầu hết mọi người, cho dù là còn phải trả các khoản nợ khác thì cũng nên đầu tư vào phương diện này.”

Người vừa nói những lời này còn cho biết thêm sau khi ông ta đi khảo sát hết những người bệnh ở một bệnh viện và đã rất nhanh chóng đưa ra quyết định mua bảo hiểm ung thư và bảo hiểm nhân thọ. Rất nhiều người đã bắt đầu lung lay sau khi nghe câu chuyện của ông ta.

“Đúng vậy, bảo đảm mà bảo hiểm cung cấp trên thực tế là một loại ‘bảo đảm bằng tiền cho tương lai’, khi còn khỏe mạnh, bạn nên bỏ ra từ 5-8% thu nhập để làm tài sản bảo đảm, bạn sẽ có thể giải quyết được với những việc xảy ra đột xuất.”

Giáo sư Masu lại hướng về màn hình, nhẹ nhàng ấn nút điều khiển trong tay, trên màn hình lại xuất hiện một nội dung khác:

Một phần của tài liệu Tài chính Thịnh vượng ở tuổi 30 (Tập 2) Phần 2 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)