“Tài sản cuối cùng mà chúng ta cần phải chuẩn bị đó là tài sản đầu tư, nó bao gồm nhà cửa để chúng ta sinh sống, tiền học của con cái và chi phí cưới xin cho chúng, khoản tiền nhàn rỗi v.v. Thông thường mọi người luôn dành toàn bộ tài sản có được coi là tài sản đầu tư, và liệt kê cả tiền vay ngân hàng để mua nhà, mua xe ô tô vào danh sách tài sản đầu tư, nhưng tài sản đầu tư mà tôi muốn đề cập đến ở đây là chỉ những tài sản có thể sử dụng và không hề có quan hệ đến các khoản nợ.”
“Theo như Giáo sư nói, nhà cửa và xe cộ dùng tiền vay ngân hàng để mua thì không thể liệt vào danh sách tài sản… nhưng những tài sản đó rõ ràng là mang tên của tôi, chẳng nhẽ lại không phải là của tôi chăng?”
Choe Socheon cười thầm khi có người hỏi câu hỏi giống như mình trước đây.
“Ô tô và nhà cửa mà hiện nay các bạn ở mặc dù là mang tên của các bạn, nhưng để có được những thứ đó, các bạn phải vay tiền ngân hàng, hơn nữa còn phải trả chi phí, do đó, không thể gọi đó là tài sản đầu tư, những thứ tài sản này càng giống với tài sản xa xỉ hơn (tài sản mang tính chi phí). Vì hạnh phúc của cả gia đình, khi mua nhà bắt buộc chúng ta phải lựa chọn một căn nhà phù hợp với thực lực kinh tế của mình, tốt nhất là tiền gốc và tiền lãi ngân hàng phải trả mỗi tháng khống chế trong phạm vi 30% thu nhập tháng. Ngoài ra chúng ta cũng phải nói thêm một chút về vấn đề học hành của con cái mà trước đó chúng ta đã từng tranh luận, nó chỉ xếp sau một chút tài sản dưỡng già, nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta không cần tích lũy phần tài sản đầu tư này. Các bạn phải nhớ một điểm này, tài sản bảo đảm và tài sản dưỡng già mà chúng ta nhắc đến trước đó là hai
loại tài sản quan trọng mà chúng ta bắt buộc phải chuẩn bị, cho dù chúng ta đang phải trả nợ cũng không được coi nhẹ khoản tiền này, tài sản đầu tư lại là thứ tài sản chúng ta phải chuẩn bị sau khi chúng ta trả hết mọi khoản nợ nần.”
Chẳng mấy chốc buổi hội thảo đã sắp kết thúc, mọi người dường như ngày càng đắm chìm hơn trong bài diễn thuyết của Giáo sư
Masu, Choe Socheon cảm thấy đây cũng là một cơ hội tốt để chỉnh lý lại những nội dung mà lần trước anh đã nói chuyện với Giáo sư, do đó anh cảm thấy rất hài lòng với những gì thu được.
“Cho dù các bạn không thể trở thành triệu phú, thì chỉ cần chuẩn bị ba tài sản lớn này, cả đời bạn cũng sẽ không bao giờ gặp phải khó khăn về kinh tế. Tôi dám khẳng định điều này là có lý do của nó, nếu chẳng may bạn mắc bệnh hiểm nghèo hoặc từ giã cõi đời này, tài sản bảo đảm có thể bảo vệ cả gia đình bạn; nếu sau khi nghỉ hưu bạn mất đi thu nhập cố định thì tài sản dưỡng già và tài sản đầu tư có thể bảo vệ cho chính bản thân bạn.”
Những câu nói này của Giáo sư Masu khiến Choe Socheon cảm thấy xấu hổ, bản thân anh trước đây chỉ chúi mũi vào cổ phiếu, anh luôn mơ tưởng mình sẽ nhẹ nhàng kiếm được tiền, trên thực tế
những gì anh làm cho bản thân và gia đình để chuẩn bị cho tương lai lại vô cùng ít ỏi.
“Rất nhiều người đều cho rằng chỉ cần bản thân phát tài, trở thành triệu phú thì tất có cuộc sống hạnh phúc. Thực ra nếu như các bạn có thể chuẩn bị tốt ‘ba tài sản lớn’ với điều kiện không còn nợ nần, tôi tin tưởng rằng cuộc sống của các bạn sẽ hạnh phúc hơn nhiều so với bất kỳ một triệu phú nào. Bài nói chuyện của tôi hôm nay đến đây là hết, cảm ơn các bạn đã lắng nghe!”
Đèn trong hội trường bật sáng, Giáo sư Masu cúi chào mọi người, tất cả mọi người đều đứng dậy vỗ tay để cảm ơn bài nói chuyện thú vị và đầy ý nghĩa của Giáo sư. Choe Socheon cũng ra sức vỗ tay để bày tỏ lòng cảm ơn đối với Giáo sư đã giúp mình vứt bỏ quan niệm sai lầm về tiền bạc, giúp bản thân tìm ra phương hướng đúng đắn cho cuộc đời mình.
Đầu tư không có mục đích cũng giống như đáp một chuyến máy bay không có điểm đến, đầu tư quản lý tài sản, phương hướng quan trọng hơn tốc độ hàng vạn lần. Muốn nuôi dưỡng “chiếc mầm của tiền bạc” phát triển thành cái cây phát tài với cành lá sum xuê, bắt buộc phải học cách chờ đợi. Mục tiêu và thời gian chính là bí quyết để có được thành công.
Đ
Chương 5