VỀ NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO ĐẢM

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực tiễn thực hiện các biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 87 - 88)

Hợp đồng bảo đảm là căn cứ pháp lý quan trọng thể hiện sự thỏa thuận của các bên đồng thời là căn cứ ràng buộc trách nhiệm của các bên trong hợp đồng. Vì vậy nội dung của hợp đồng bảo đảm là rất quan trọng giúp ngân hàng truy đòi việc thực hiện nghĩa vụ của khách hàng.

Tuy nhiên, hợp đồng bảo đảm bắt buộc phải có những nội dung nào là vấn đề chưa được pháp luật quy định rõ. Chẳng hạn giá trị của tài sản bảo đảm là một trong những nội dung trọng yếu của của hợp đồng bảo đảm, nhưng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp thì lại không nhất thiết phải ghi trong hợp đồng bảo đảm, trừ thế chấp nhà ở là phải ghi rõ, do phải thực hiện quy định tại Điều 114 “Điều kiện thế chấp nhà ở, Luật Nhà ở. Từ đó Công văn của Bộ Tư pháp

khẳng định “Công chứng viên yêu cầu trong hợp đồng bảo đảm phải có điều khoản về giá trị của tài sản bảo đảm là không đúng với quy định của pháp

82

luật.” Nếu như vậy, thì chẳng hoá ra, hợp đồng mua bán tài sản, nếu không

ghi giá cả và giá trị thì cũng không trái với quy định của pháp luật?

Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc: Điều 402 “Nội dung của hợp đồng

dân sự”, Bộ luật Dân sự năm 2005 chỉ quy định “Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây” [25]. Như vậy

thì trừ khi pháp luật có quy định cụ thể về điều khoản bắt buộc như hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm,… các hợp đồng khác không cần biết có hay không có điều khoản chủ yếu (bắt buộc).

Vậy nên sửa đổi Bộ luật Dân sự theo hướng, quy định giá trị nghĩa vụ được bảo đảm và giá trị tài sản bảo đảm phải là những nội dung bắt buộc phải có trong các hợp đồng bảo đảm.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực tiễn thực hiện các biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)