Về một chủ thể đồng thời ký hợp đồng với hai tư cách bên bảo đảm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực tiễn thực hiện các biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 49 - 51)

đảm và bên được bảo đảm

Việc một người đồng thời ký với 2 tư cách (bên bảo đảm và bên được bảo đảm) trong hợp đồng bảo đảm là trường hợp khá phổ biến. Chẳng hạn chủ tịch hoặc giám đốc một công ty, là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mang tài sản cá nhân của mình để cầm cố, thế chấp bảo đảm cho khoản vay của công ty là một việc làm hoàn toàn hợp pháp, chính đáng. Hợp đồng bảo đảm được ký giữa 2 bên, chủ sở hữu tài sản là cá nhân với ngân hàng để bảo đảm cho khoản vay của công ty thì là hoàn toàn bình thường. Nếu hợp đồng bảo đảm được ký giữa 3 bên, tức là đưa thêm công ty với tư

44

cách là bên vay vốn vào, thì càng đầy đủ, rõ ràng, minh bạch và chắc chắn hơn. Tuy nhiên, nó lại dẫn đến hậu quả pháp lý nặng nề, đã có bản án tuyên vô hiệu giao dịch bảo đảm trong trường hợp này. Và hàng vạn hợp đồng bảo đảm khác luôn nơm nớp như cá nằm trên thớt trước nguy cơ bị tuyên vô hiệu.

Có thể lấy ví dụ bằng trường hợp cụ thể sau: Công ty TNHH A vay vốn tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Vĩnh Phúc, bảo đảm bằng thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất ở và nhà ở, thuộc sở hữu của ông H, Giám đốc Công ty. Trong Hợp đồng thế chấp có ba bên tham gia là Ngân hàng Vietcombank (với tư cách là bên nhận bảo đảm), Công ty A do ông H làm đại diện (với tư cách là bên được bảo đảm) và ông H (với tư cách là bên bảo đảm). Khi các bên đến Phòng Công chứng thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật, công chứng viên đã không chấp nhận công chứng Hợp đồng thế chấp, vì lý do ông H không được ký Hợp đồng với hai tư cách.

Giải thích cho hành vi từ chối công chứng của mình, các công chứng viên dẫn quy định tại khoản 5 Điều 144 BLDS 2005 về phạm vi đại diện, theo

đó “người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó”[25]. Điều này chứng tỏ rằng các quy định pháp luật đã bị hiểu một cách

máy móc, bởi hai lý do sau:

Thứ nhất, mục đích của quy định tại Điều 144 BLDS là để hạn chế việc

người đại diện lạm dụng quyền của mình để trục lợi từ người mà mình đại diện. Trong trường hợp nêu trên, ông H đứng ra đưa tài sản thuộc sở hữu của cá nhân mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của công ty, chẳng những không thu lợi cho cá nhân mình, mà ngược lại, đem đến lợi ích cho công ty – người mà mình đại diện. Do đó, trường hợp nêu trên không thể bị coi là trái với quy định của BLDS.

Thứ hai, trong giao dịch thế chấp tài sản nêu trên, quan hệ chính là

quan hệ giữa ông H – bên thế chấp và Ngân hàng Vietcombank – Bên nhận thế chấp, chứ không phải là quan hệ giữa ông H và công ty. Hay nói cách

45

khác, ông H xác lập giao dịch với Ngân hàng Vietcombank, chứ không phải là với chính công ty. Công ty tham gia vào giao dịch này chỉ với tư cách phụ - tư cách của bên có nghĩa vụ (pháp luật hiện hành cho phép trong trường hợp này không đưa công ty tham gia vào Hợp đồng thế chấp vẫn hợp pháp). Vì vậy, trường hợp này cũng không thuộc phạm vi bị cấm theo quy định của Điều 144 BLDS.

Đây là quy định cần thiết và hợp lý trong các giao dịch dân sự nói chung để tránh tình trạng lợi dụng trục lợi hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia quan hệ dân sự nói chung. Do chưa có “quy định khác” là thế nào, nên điều cấm này đã bị hiểu một cách quá máy móc đối với giao dịch bảo đảm vay vốn ngân hàng.

Thực tế hiện nay đành chỉ để 2 bên ký hợp đồng bảo đảm 3 bên. Hoặc lại phải lách luật bằng cách giám đốc buộc phải uỷ quyền cho phó giám đốc công ty ký hoặc chủ sở hữu tài sản đành phải uỷ quyền cho người khác ký hộ mình. Bản chất thì vẫn không có gì thay đổi, nhưng lại “qua mặt” được những người theo trường phái vô hiệu.

Thực tế nêu trên đang gây nhiều khó khăn, bức xúc trong hoạt động bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, làm cho các ngân hàng rất khó xử: nếu không cho vay thì bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, nếu cho vay thì lại sợ rằng Hợp đồng bảo đảm tiền vay bị vô hiệu vì không tuân thủ hình thức pháp luật quy định. Bởi vậy, cần có những hướng dẫn rõ ràng về vấn đề này, bảo đảm thuận lợi cho các bên khi thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực tiễn thực hiện các biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)