Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế văn hoá, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần hai của Mĩ (1969 1973)

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử lớp 9 học kì 2 soạn theo công văn 5512 (Trang 128 - 131)

tranh phá hoại lần hai của Mĩ (1969 - 1973)

1, Miền Bắc khôi phục và phát triển văn hóa (không dạy)

2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩavụ hậu phương vụ hậu phương

a) Mục tiêu: Trình bày được những thành tích tiêu biểu của quân dân miền Bắc trong

chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1972). Giải thích được vì sao chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội được gọi là trận "Điện Biên Phủ trên không".

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa

quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên

thời gian 15 phút

c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính) Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Đọc SGK thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi: - Trình bày những thành tích tiêu biểu của quân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1972).

- Giải thích được vì sao chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội được gọi là trận "Điện Biên Phủ trên không".

- Đánh giá về tác động của hai lần Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích các nhóm hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Hướng dẫn HS quan sát hình 66, 67 –

- Ngày 16 - 4 - 1972, Mĩ tuyên bố chính thức cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ hai.

- Trong điều kiện chiến tranh, các hoạt động sản xuất, xây dựng miền Bắc không bị ngừng trệ, giao thông vẫn bảo đảm thông suốt.

- Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng 12 ngày đêm cuối tháng 12 - 1972.

- Quân và dân miền Bắc đã làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không", buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri (1 - 1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.

– Tác động của hai lần Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta:

+ Ngăn cản, ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

+ Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam.

SGK để biết được các phong trào đấu tranh chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ".

chất, máy móc, cầu cống, đường giao thông… miền Bắc.

V. Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam

a) Mục tiêu: Trình bày được nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri.

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan

sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên thời gian 15 phút

c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học

tập

GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin, kết hợp quan sát nghe video, hãy : + Nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

+ Đánh giá tác động của việc kí Hiệp định Pari năm 1973 đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân taBước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS hoạt động cá nhân, sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu nội dung cơ bản của Hiệp định.

Sau đó, HS trao đổi đàm thoại để đánh giá tác động của việc kí Hiệp định Pari năm 1973 đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày của HS.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

– Nội dung cơ bản của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam:

+ Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

+ Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, huỷ bỏ các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

+ Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

+ Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị. + Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.

– Tác động của việc kí Hiệp định Pari năm 1973 đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta:

+ Là bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

+ Buộc Mĩ phải rút quân về nước, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới về cả nước trực tiếp đấu

tranh chống Mĩ cứu nước.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các

câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

Thời gian 10 phút

d) Tổ chức thực hiện:

GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

Lập bảng tóm tắt theo yêu cầu dưới đây về các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam (1954 - 1975)

Thời gian Chiến lược Âm mưu của Mĩ Thắng lợi có tính chất bước ngoặt của ta 1954 - 1960 1961 - 1965 1965 - 1968 1969 - 1973 Dự kiến sản phẩm Thời gian

Chiến lược Âm mưu của Mĩ Thắng lợi có tính chất bước ngoặt của ta

1954 - 1960

Chiến tranh đơn phương

Chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ

Phong trào Đồng Khởi (1959 - 1960)

1961 - 1965

Chiến tranh đặc biệt

Dùng người Việt đánh người Việt - Trận Ấp Bắc (Mĩ Tho) - Chiến thắng Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài 1965 - 1968 Chiến tranh cục bộ

Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hoả lực để có thể áp đảo quân chủ lực, giành lại thế chủ động, đẩy ta vào thế phòng ngự, phân nhỏ tán rồi lụi dần.

- Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965 - Chiến thắng hai mùa khô (đông- xuân 1965 - 1966 và đông xuân 1966 - 1967) - Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968).

1969 - 1973

Việt Nam hoá chiến tranh và Đông Dương hoá chiến tranh

- Dùng người Việt trị người Việt, - Mở rộng xâm lược Cam Pu Chia (1970) Lào (1971), dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.

Cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1972

.D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ Ở RỘNG

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề

mới trong học tập.

b) Cách thức tiến hành hoạt động

- GV giao nhiệm vụ cho HS hoàn thành các bài tập trong tài liệu HDH KHXH 9, tập hai vào vở.

Nêu suy nghĩ, nhận xét khi quan sát những hình ảnh liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 – 1975) trong sgk

Theo em, đất nước Việt Nam sẽ phát triển như thế nào nếu không bị chia cắt, không bị chiến tranh tàn phá?

c,Gợi ý sản phẩm

Đây là những câu hỏi mở nên GV hướng dẫn HS trình bày theo ý hiểu của mình như tán đồng hay không tán đồng? Đồng thời đưa ra những chứng cứ, lập luận để chứng minh.

* Lưu ý:

Hoạt động này không bắt buộc tất cả HS đều phải làm việc và làm việc như nhau, mà khuyết khích HS thực hiện và trao đổi, chia sẻ sản phẩm với nhau.

HS chia sẻ với bạn bè bằng việc: trao đổi sản phẩm cho bạn, trưng bày, triển lãm sản phẩm, gửi thư điện tử…

Đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen ngợi… - GV giao nhiệm vụ cho HS

+ Sưu tầm thêm một số tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học. + Chuẩn bị bài mới - Xem trước mục I, II bài 30. - Trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.

- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học

Ngày soạn: ... Ngày giảng: ...

Tiết 46, Bài 30: HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1973 – 1975)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Cung cấp cho HS những hiểu biết về nhiệm vụ của CM miền Bắc và CM miền Nam trong thời kì mới sau Hiệp định Pari nhằm tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam. - Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc k/c chống Mĩ cứu nước. 2. Năng lực:

- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta ở 2 miền Nam – Bắc nhằm tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc và ý nghĩa của sự thắng lợi trên; kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh trong SGK.

- Năng lực nhận định, phân tích, nhận định sự kiện lịch sử 3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng vào tiền đồ của CM.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

- Sử dụng tranh ảnh, lược đồ SGK, bản đồ treo tường “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975”; “Chiến dịch Tây Nguyên”; “Chiến dịch Huế – Đà Nẵng”; “Chiến dịch HCM”. Cho HS sưu tầm tranh ảnh.

Giáo án, áy tính..

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử lớp 9 học kì 2 soạn theo công văn 5512 (Trang 128 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w