a) Mục tiêu: Trình bày được cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chế độ
Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “Đồng khởi” (1959 – 1960).
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan
sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi theo kỷ thuật “khan trải bàn”
c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin hãy: + Nêu nhiệm vụ và hình thức đấu tranh của cách mạng miền Nam giai đoạn 1954 – 1959.
+ Cho biết ý kiến về phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm của nhân dân miền Nam trong những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được kí kết.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS. HS làm việc cá nhân, sau đó trao đổi để trả lời các nội dung sau: nhiệm vụ và hình thức đấu tranh của cách mạng miền Nam (1954 – 1959); về phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm của nhân dân miền Nam trong những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận- HS trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày của HS.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
*Nhiệm vụ và hình thức đấu tranh của cách mạng miền Nam (1954 – 1959):
Chuyển từ đấu tranh vũ trang thời kì chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm, đòi chúng thi hành Hiệp định Giơnevơ, bảo vệ hoà bình và phát triển lực lượng cách mạng.
*Nhận xét về phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm của nhân dân miền Nam trong những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương.
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam lúc đầu là bằng biện pháp hoà bình.
+ Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ.
D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh
hội ở hoạt động hình thành kiến thức
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu
hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c) Sản phẩm: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học; d) Tổ chức thực hiện:
- Thời gian: 5 phút
GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân nếu gặp khó khăn có thể trao đổi với bạn bè
Câu 1 Vì sao hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau? Từ thời điểm này, nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng mỗi miền là gì?
Câu 2.Nêu hình thức và nhiệm vụ đấu tranh của cách mạng miền Nam giai đoạn 1954 - 1959
Dự kiến sản phẩm
Câu 1. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau vì:
Sau khi kí hiệp định Giơ-ne-vơ, ngày 10/10/1954, quân Pháp rút khỏi Hà Nội, quân ta tiến vào tiếp quản Thủ đô. Đến giữa tháng 5/1955, quân Pháp rút khỏi Hải Phòng, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
Trong khi đó, ở miền Nam, Pháp vừa rút quân thì Mĩ liền dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam.
=> Đất nước ta bị chia cắt hai miền Nam-Bắc với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau Nhiệm vụ đặt ra cách mạng cho mỗi miền là:
• Miền Bắc: Nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho miền Nam.
• Miền Nam: Chuyển từ đấu trang thời kì chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm, đòi chúng thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ, bảo vệ hoà bình và phát triển lực lượng cách mạng.
Câu 2.Hình thức và nhiệm vụ đấu tranh của cách mạng miền Nam giai đoạn 1954 - 1959:
• Hình thức: Chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm • Nhiệm vụ: Đòi chúng thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, bảo vệ hoà bình và phát
triển lực lượng cách mạng.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG MỞ RỘNG
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn
đề mới trong học tập.
b) Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập c) Sản phẩm học tập: bài viết
d) Cách thức tiến hành hoạt động
Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Viết một đoạn văn ngắn nói lên cảm nhận của em khi đồng bào Hà Nội đón bộ đội vào tiếp quản thủ đô?
- Dự kiến sản phẩm
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Sưu tầm thêm một số tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học. + Chuẩn bị bài mới
- Xem trước phần 2 mục III và phần 1 mục IV bài 28. - Trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
Ngày soạn: ... Ngày giảng: ...
Tiết 41, BÀI 28. XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN
Ở MIỀN NAM 1954- 1965. (Tiếp theo) I. Yêu cầu cần đạt.